muốn biết liệu có phải số lượng đang làm mất đi ý nghĩa của
chất lượng hay không?
Một hệ thống tài chính không thể coi là tốt nếu nó chỉ phục vụ
lợi ích của một bộ phận những người sản xuất. Chúng tôi muốn tìm
hiểu xem liệu có khả thi không nếu muốn xoá bỏ những đặc quyền
không đóng góp gì cho sự thịnh vượng chung. Luật pháp nếu phân
biệt đẳng cấp dưới bất kỳ hình thức nào cũng rất nguy hại. Tôi cho
rằng phương thức hoạt động sản xuất ở Mỹ đã thay đổi nhiều tới
mức vàng không còn là thước đo giá trị tốt nhất và việc lấy vàng
làm chuẩn kiểm soát tín dụng đã tạo ra lợi thế giai cấp, như ngày
nay người ta đã ghi nhận (theo tôi, điều này không thể tránh khỏi).
Và bất chấp sự thịnh vượng của một đất nước, việc kiểm tra tín
dụng lại dựa vào khối lượng vàng nội địa nước đó dự trữ.
Tôi không định võ đoán các vấn đề liên quan đến tiền bạc hay
tín dụng. Bàn về hai khái niệm này, chẳng ai đủ kiến thức để có thể
suy đoán một điều gì. Lời giải thích tổng quát cho các vấn đề này,
cũng như với các vấn đề thực sự quan trọng khác, chỉ có thể tìm
được thông qua thực nghiệm kỹ lưỡng và cẩn trọng. Cần phải tiến
hành từng bước một cách hết sức thận trọng. Đây là câu hỏi kinh tế
chứ không phải chính trị, và theo tôi, việc hướng dẫn người ta suy
nghĩ về câu hỏi này là một lợi thế. Người ta sẽ không hành động khi
chưa hiểu hết tình hình, và sẽ thật tai hại nếu cứ nhiệt tình cung
cấp kiến thức cho họ. Tiền bạc là vấn đề quan tâm hàng đầu
của nhiều người thuộc mọi tầng lớp. Nhưng nếu liếc qua hầu
hết các hệ thống tài chính, ta sẽ thấy những con người này thật
mâu thuẫn. Đại bộ phận trong số họ đều bắt đầu từ chỗ tin vào
sự trung thực của con người, và điều này thực chất là một sai lầm
cơ bản. Ngay cả hệ thống tài chính hiện hành của chúng ta cũng
không thể hoạt động thuận lợi nếu tất cả mọi người đều trung
thực. Thực tế là, vấn đề tiền bạc có đến 95% thuộc về bản