chủ ngân hàng, do địa vị và cách thức anh ta được giáo dục, hoàn
toàn không phù hợp với cung cách làm việc của ngành công nghiệp.
Liệu việc những người quản lý tín dụng gần đây được trao đặc
quyền đó có phải là một dấu hiệu cho thấy hệ thống tài chính
quốc gia có vấn đề hay không, khi quyền chi phối các ngành
công nghiệp lại được trao cho những nhà tài chính, chứ không phải là
trao vào tay những người sản xuất? Ai cũng phải thừa nhận rằng
không phải những nhạy cảm nghề nghiệp đã khiến giới chủ ngân
hàng nhảy vào quản lý ngành công nghiệp. Dù muốn hay không,
chính hệ thống tài chính quốc gia – hệ thống Dự trữ liên bang đã
đẩy họ vào hoạt động trong các ngành công nghiệp. Cá nhân tôi thực
sự băn khoăn một điều: có phải chúng ta đang hoạt động dưới một
hệ thống tài chính tốt nhất hay không?
Thực ra, thành kiến đối với giới ngân hàng không ảnh hưởng gì
đến cách cư xử của tôi. Tôi không chống lại họ, thậm chí, chúng tôi
còn có lúc cần đến họ, những người có tư chất và rất thành thạo
về tài chính. Thế giới không thể phát triển nếu thiếu các cơ sở vật
chất của ngành ngân hàng. Chúng ta cần đến tiền, cần đến các
khoản tín dụng, bằng không, thành quả sản xuất sẽ không thể quy
đổi được. Chúng ta cũng cần vốn, bởi nếu không có vốn, chúng
ta cũng sẽ chẳng có hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, việc sử dụng dịch
vụ ngân hàng và các khoản tín dụng trên một cơ sở lành mạnh lại là
một vấn đề khác.
Tôi chưa bao giờ có ý định công kích hệ thống tài chính hiện
hành. Tôi không ở vào vị trí một người từng bị hệ thống này gây tổn
thương và hiện đang muốn báo thù. Những gì giới chủ ngân hàng
làm chẳng ảnh hưởng gì đến công ty vì chúng tôi đã tự dàn xếp mọi
việc, không cần đến trợ giúp tài chính từ bên ngoài. Những gì tôi
quan tâm không do một động cơ cá nhân nào thúc đẩy. Tôi chỉ