từng lan rộng ý tưởng rằng: “dịch vụ” là một điều gì đó mà chúng ta
có thể kỳ vọng người ta sẽ thực hiện cho chúng ta. Thật không thể kể
hết được đã có bao nhiêu người trở thành những người được nhận
viện trợ của loại “dịch vụ xã hội” từ thiện này. Có những bộ phận
nhất định trong dân chúng được nuông chiều và rơi tình trạng luôn
trông đợi vào người khác và không tự mình nuôi sống được bản thân
giống như con trẻ. Điều này làm hình thành và nuôi dưỡng một loại
tổ chức chuyên làm một số việc cho con người. Nó tạo ra lối thoát
cho một niềm khao khát đáng ngợi khen về việc phục vụ xã hội,
nhưng lại không góp phần làm tăng tính tự lập của con người, và
cũng không góp phần thay đổi những điều kiện sống mà từ đó
phát sinh nhu cầu cần phải có dịch vụ đó.
Điều còn tồi tệ hơn cả sự khuyến khích lòng mong muốn trẻ
con này là: thay vì rèn luyện tính tự lập và khả năng tự cung tự cấp
cho bản thân, kiểu từ thiện này cũng làm hình thành nên cảm giác
oán giận gần như lấn át cả những mục tiêu từ thiện thực sự. Con
người thường hay phàn nàn về “thái độ vô ơn” của những người mà
họ giúp đỡ. Nhưng chẳng có gì có thể tự nhiên hơn thế nữa. Lúc
đầu, một sự giúp đỡ nhỏ bé và quí giá của cái được gọi là “hội từ
thiện” là một sự giúp đỡ từ thiện thực sự, nó xuất phát từ những trái
tim đầy ắp lòng thương cảm và sự quan tâm. Nhưng sau đó, chẳng
có ai thích bị ở trong một vị trí bắt buộc phải gia ơn cho ai khác cả.
Loại “công việc xã hội” như thế tạo nên một mối quan hệ căng
thẳng - người được giúp đỡ cảm thấy bị xem thường khi nhận sự giúp
đỡ từ người khác, và phải chăng là chính người giúp đỡ cũng sẽ cảm
thấy sự giúp đỡ của anh ta đã bị coi nhẹ hay không.
Từ thiện không bao giờ dẫn tới kết quả là mọi chuyện được
giải quyết ổn thỏa. Hệ thống từ thiện nào không nhằm mục
đích biến những việc làm từ thiện trở thành việc không cần