Không có người công nhân cơ khí nào làm việc chỉ với hai bàn tay
của mình mà có thể kiếm tiền nhiều hơn mức vừa đủ sống. Anh
ta không thể có của cải dư thừa. Điều đương nhiên là khi về già,
người thợ cơ khí đó sẽ phải được con cái hỗ trợ, hoặc nếu không có
con cái thì anh ta sẽ trở thành một chi phí cho xã hội. Tất cả những
điều đó hoàn toàn không cần thiết. Việc chia nhỏ hoạt động sản
xuất công nghiệp mở ra những vị trí công việc mà gần như bất cứ
ai cũng có thể đảm nhận. Trong những hoạt động sản xuất được chia
nhỏ đó, số việc làm mà những người mù có thể làm được còn nhiều
hơn số người mù trong xã hội. Cũng tương tự như vậy, số công việc
mà những người tàn tật có thể làm được cũng nhiều hơn số người
tàn tật. Và khi tham gia sản xuất ở những vị trí đó, những người
vốn bị đánh giá một cách thiển cẩn là đối tượng của các tổ chức từ
thiện lại có thể kiếm sống đầy đủ như những người tinh tường và
khỏe mạnh nhất. Sẽ thật lãng phí khi giao cho những người khỏe
mạnh những công việc mà người tàn tật cũng có thể làm tốt được. Sẽ
càng lãng phí hơn khi hướng người mù vào công việc đan rổ hay giao
cho các tù nhân việc đập vỡ đá, thu lượm cây gai hay bất cứ loại công
việc lặt vặt, vô ích nào.
Một nhà tù được quản lý tốt không nên chỉ tự phục vụ cho mình
không thôi, mà đó phải là một nhà tù mà mỗi tù nhân đều có khả
năng đỡ đần gia đình mình, hoặc, nếu tù nhân đó không có gia
đình thì anh ta cũng có thể dành dụm một khoản tiền đủ để tự đứng
trên đôi chân của mình sau khi ra tù. Không phải là tôi chủ trương
tận dụng sức lao động hay khả năng làm việc nông của những con
người gần như bị coi là nô lệ. Một kế hoạch như vậy thật quá đáng
ghê tởm. Dù thế nào đi nữa, chúng ta cũng đã thực hiện quá xuất
sắc công việc quản lý nhà tù; nhưng chúng ta lại bắt đầu bằng
một kết thúc sai lầm. Tuy nhiên, chừng nào chúng ta còn có những
nhà tù mà các công việc sản xuất có chỗ để thực hiện thì sự phối
hợp chung giữa nhà tù với hoạt động sản xuất có thể nhịp nhàng