trở lại chính nơi mà chúng được nuôi, thì ta sẽ hiểu biết thêm về
vấn đề giao thông và mức giá của thịt.
Cũng tương tự như vậy đối với mặt hàng lúa mì. Mọi khán giả của
các chương trình quảng cáo đều biết các nhà máy sản xuất bột mì
lớn của nước Mỹ được đặt tại đâu. Và có lẽ họ cũng biết những nhà
máy lớn này không được đặt tại những vùng trồng lúa mì của Mỹ.
Khối lượng lúa mì nhiều đến mức đáng sửng sốt, nặng gấp hàng
nghìn trọng lượng đoàn tàu, được chuyên chở với khoảng cách xa
không cần thiết, và sau đó được nghiền ra thành bột mì và rồi lại
được chuyển chở trên chặng đường dài tới các bang và chính các vùng
đã trồng ra lúa mì - một gánh nặng đè lên vai các công ty đường sắt
mà cũng chẳng đem lại lợi ích gì cho người dân ở những nơi lúa mì
được trồng, cũng chẳng đem lại lợi ích gì cho bất cứ ai ngoại trừ các
nhà máy độc quyền sản xuất bột mì và các công ty đường sắt.
Các công ty đường sắt luôn có thể tiến hành việc kinh doanh
quy mô lớn mà không giúp đỡ chút nào cho hoạt động kinh doanh
của đất nước; họ luôn có thể tiến hành việc chuyên chở hàng hóa
một cách vô ích như vậy. Đối với thịt, lúa mì và có lẽ là cả với vải
bông nữa, gánh nặng về giao thông có thể được giảm đi một nửa
bằng cách chuẩn bị sử dụng hàng hóa trước khi chúng được vận
chuyển tới. Nếu một cộng đồng các công ty than khai thác than đá
tại Pennsylvania, sau đó vận chuyển tới Michigan hoặc Wisconsin
bằng tàu hỏa để sàng lọc, và rồi lại vận chuyển ngược trở lại
Pennsylvania để sử dụng thì điều này cũng chẳng ngớ ngẩn hơn là
bao so với việc vận chuyển bò sống từ Texas tới Chicago, giết thịt
tại Chicago và rồi lại vận chuyển ngược trở lại thịt bò về Texas, hoặc
việc chuyên chở lúa mì ở Kansas tới Minnesota, ở đó, lúa mì được
nghiền tại các nhà máy và lại được chở ngược trở lại Kansas dưới
dạng bột mì. Kinh doanh kiểu như vậy thì tốt cho các công ty đường
sắt, nhưng là cách thức kinh doanh tồi tệ theo đúng nghĩa kinh