Nhưng đó không phải là một sự phát triển đúng đắn. Hãy bắt
đầu bằng một sản phẩm phù hợp rồi sau đó hãy tìm cách bỏ đi
những bộ phận hoàn toàn không cần thiết. Phương pháp này có thể
áp dụng đối với mọi thứ - giày dép, váy áo, nhà cửa, bộ phận máy
móc, đường ray xe lửa, tàu thuỷ hay máy bay, v.v… Khi chúng ta loại
bỏ đi những bộ phận không cần thiết và đơn giản hoá các bộ phận
cần thiết còn lại, thì chúng ta cũng đã cắt giảm được chi phí sản
xuất. Đây là một nguyên lý đơn giản nhưng thật lạ lùng là những quy
trình sản xuất thông thường thường chỉ cố gắng cắt giảm chi phí
sản xuất thay vì thực hiện cắt giảm chi phí và đơn giản hoá sản
phẩm đồng thời với nhau. Mọi việc phải bắt đầu từ sản phẩm.
Trước tiên chúng ta phải xem xét xem hàng hoá đó đã được chế tạo
đúng như nó phải được chế tạo hay chưa – nó có khả năng sử dụng
tối đa hay không? Sau đó, liệu nguyên vật liệu đã là tốt nhất chưa
hay chỉ là đắt nhất? Rồi liệu ta có thể giảm bớt độ phức tạp và
trọng lượng của nó hay không? v.v…
Việc một sản phẩm có trọng lượng thừa ra cũng chẳng khác gì một
chiếc phù hiệu trên mũ người đánh xe ngựa. Thực tế, thậm chí nó
còn chẳng có ý nghĩa bằng. Bởi vì chiếc phù hiệu ít nhất có thể
giúp cho người đánh xe nhận ra chiếc mũ của mình, trong khi trọng
lượng tăng thêm chỉ có nghĩa là lãng phí thêm sức lực. Tôi không thể
tin rằng vẫn còn nơi người ta ảo tưởng rằng trọng lượng nghĩa là
sức mạnh. Một chiếc máy đóng cọc thì có thể chấp nhận được,
nhưng nếu không cần húc vào đâu thì cần gì chúng ta phải di
chuyển một vật nặng cơ chứ? Trong giao thông vận tải, tại sao lại đặt
trọng lượng thừa lên một chiếc máy? Tại sao lại không thiết kế
tăng thêm trọng tải mà cỗ máy đó sẽ chuyên chở?
Chúng ta đều biết một người to béo không thể chạy nhanh
bằng một người gầy, vậy mà hầu hết các phương tiện chúng ta đã
tạo ra lại như thể là trọng tải sẽ làm tăng tốc độ. Một phần của tình