đây không lâu, ở Mỹ, chúng ta đã không còn sản xuất những thứ mà
trước chiến tranh vài năm chúng ta vẫn làm.
Một ngày công của một người không chỉ có nghĩa là người đó đến
ca làm tại xí nghiệp trong một số giờ theo yêu cầu, mà còn là anh ta
phải bỏ ra công sức tương đương với số lương nhận được. Và nếu sự
tương đương đó bị phá rối, theo cả hai cách: người làm công phải
làm nhiều hơn những gì anh ta nhận được, hoặc nhận được nhiều
hơn những gì anh ta xứng đáng được hưởng – thì chẳng mấy chốc
sẽ xảy ra trục trặc nghiêm trọng. Tình trạng này khi lan rộng khắp cả
nước thì công việc kinh doanh của anh sẽ rối tung lên. Tất cả mọi
khó khăn trong công việc đều bắt nguồn từ sự phá hoại những giá
trị tương đương cơ bản trong xí nghiệp. Ban quản lý cũng phải chịu
trách nhiệm cùng với người lao động. Ban quản lý cũng đã lười
biếng. Họ thấy rằng thuê thêm 500 người dễ hơn nhiều so với
việc cải thiện cách thức làm việc sao cho có thêm 100 lao động nhàn
rỗi thừa ra từ lực lượng lao động cho công việc đó, những lao động
này có thể chuyển sang làm những việc khác. Xã hội đang phải trả
tiền, công việc kinh doanh đang phất, còn những nhà quản lý thì
chẳng mảy may để tâm. Trong công sở cũng không có gì khác so với
trong xí nghiệp.
Quy luật giá trị tương đương bị phá vỡ do lỗi của quản lý cũng
không kém gì với lỗi của nhân viên. Trên thực tế, nếu chỉ đưa ra
những yêu cầu, thì sẽ không có công việc quan trọng nào được đảm
bảo cả. Đó là lý do tại sao các cuộc đình công luôn thất bại – cho dù
có vẻ chúng đã rất thành công. Một cuộc đình công có thể mang lại
lương cao hơn, giờ làm việc ít hơn nhưng lại trút gánh nặng vào cộng
đồng thực sự là một cuộc đình công thất bại. Đình công như vậy chỉ
khiến kinh doanh giảm khả năng phục vụ khách hàng, và giảm số
lượng công việc tạo ra. Đấy là tôi chưa nói đến việc không cuộc
đình công nào có lý do chính đáng – đình công có thể gây sự chú ý