đều cho phép các cơ quan hành pháp có quyền ân xá. Vậy quyền này sẽ
được thu lại thế nào nếu bản Hiến pháp chỉ do các cơ quan lập pháp thông
qua?
3. Liệu mô hình đó có ngăn chặn được sự vi phạm giữa các tiểu bang
không? Chúng ta đã chứng kiến quá nhiều các ví dụ như vậy. Luật pháp của
Virginia và Maryland đều ưu ái dân chúng tiểu bang mình hơn dân chúng
các tiểu bang khác trong các vụ kiện trong khi Các điều khoản Hợp bang
qui định rằng mọi quyền và đặc ân của tất cả dân chúng là như nhau. Ông
coi việc ban hành tiền giấy và các đạo luật tương tự là những hành động
phạm pháp. Các tiểu bang đối với nhau vừa là con nợ và chủ nợ. Như vậy,
các tiểu bang "chủ nợ" sẽ phải chịu tổn hại khi các tiểu bang "con nợ" ban
hành tiền giấy. Chúng ta đã chứng kiến những hành động trả đũa và gây hấn
về lĩnh vực này đe dọa không chỉ sự hài hòa thống nhất mà còn đe dọa sự
yên bình của liên minh. Phương án của Ngài Paterson không cho Quốc hội
Hợp bang quyền phủ quyết các bộ luật tiểu bang mà để họ tự do không bị
kiểm soát thi hành những kế hoạch sai trái nhằm chống lại nhau.
4. Liệu mô hình này có đảm bảo được sự bình yên của các tiểu bang không?
Những vụ rối loạn ở Massachusetts đã cảnh báo mọi tiểu bang khác về mối
nguy hiểm mà họ có thể phải gánh chịu. Nhưng kế hoạch của Ngài Paterson
không có những điều khoản cho phép liên minh có giải pháp đối phó với
những vấn đề này. Căn cứ theo lý thuyết về nền Cộng hòa, lẽ phải, quyền
lực và sức mạnh phải thuộc về đa số và phải do đa số nắm giữ. Nhưng thực
tế và kinh nghiệm cho thấy đôi khi thiểu số có thể đánh bại đa số: (1) Nếu
như thiểu số ngẫu nhiên có đủ mọi kỹ năng và trình độ quân sự điêu luyện,
chiếm giữ những nguồn tài nguyên và tiền bạc lớn, thì 1/3 có thể chiến
thắng 2/3 còn lại. (2) 1/3 những người có quyền bầu chọn người lãnh đạo có
thể trở thành đa số bằng cách cho phép những người nghèo, những người
không đủ tài sản và những người chỉ muốn nổi loạn chứ không muốn thiết
lập chính quyền được quyền bỏ phiếu. (3) Những nơi có nô lệ thì lý thuyết
cộng hòa càng trở nên sai lầm.