thực hiện được bổn phận của mình. Nếu sức mạnh và uy quyền của một
nhóm người phụ thuộc vào phẩm chất của từng cá nhân thì số lượng càng
đông, uy quyền càng lớn. Nhưng khi các thẩm quyền chính trị được trao
cho họ, số lượng càng ít thì sức mạnh càng lớn. Cần nghiên cứu những xem
xét này để áp dụng cho Thượng viện.
Ngài GERRY: Đã có bốn mô hình chọn lựa Thượng nghị sĩ được nêu ra.
1. Bởi Hạ viện, nhưng điều này sẽ tạo ra sự phụ thuộc [của Thượng viện đối
với Hạ viện] đi ngược lại mục đích cần đạt đến [là sự độc lập giữa hai viện].
2. Bởi nhánh hành pháp Liên bang. Ðiều này có thể dẫn đến nền quân chủ
mà một số đại biểu đã lo ngại.
3. Bởi người dân. Dân chúng có hai mối quan tâm chính, nông nghiệp và
thương mại, bao gồm cả những người đang nắm giữ cổ phiếu. Nếu cả hai
Viện đều do dân chúng bầu ra, lợi ích thương mại có thể không được đảm
bảo bởi đa số dân chúng chỉ quan tâm lệch lạc đến những lợi ích nông
nghiệp mà quên đi những lợi ích khác, thậm chí các lợi ích khác còn bị xóa
bỏ.
4. Bởi các cơ quan lập pháp tiểu bang. Quá trình bầu chọn này được tiến
hành bởi một cơ quan rất am hiểu, do vậy, những lợi ích thương mại cũng
được đảm bảo chứ không chỉ các lợi ích nông nghiệp và không có lợi ích
nào bị chèn ép quá mức. Không một chính quyền tự do nào có thể tồn tại
lâu dài, nếu lợi ích của bất kỳ tầng lớp dân chúng nào bị chèn ép. Do vậy,
ông ủng hộ việc bầu chọn Thượng nghị sĩ theo cách này.
Ngài DICKINSON: Việc duy trì chính quyền tiểu bang ở một mức độ nhất
định là không thể thiếu được. Điều này sẽ tạo ra sự xung đột giữa những
quyền lực khác nhau, nhưng cũng là một sự kiểm soát cần thiết vì chúng có
tác dụng kiểm tra lẫn nhau. Cố gắng giảm bớt thẩm quyền tiểu bang bằng
cách biến cơ quan này thành các hội đồng đại biểu thuần tuý cũng không
thể được bởi điều này sẽ dẫn đến sự suy tàn. Ông so sánh hệ thống quốc gia