Ngài SHERMAN: Phản đối việc dân chúng trong các khu vực bầu cử có
quyền bầu chọn vì không thể chọn được những cá nhân xuất sắc như các cơ
quan lập pháp tiểu bang. Ngài GERRY: Nhấn mạnh rằng các lợi ích thương
mại và tài chính đặt trong tay các cơ quan lập pháp tiểu bang sẽ an toàn hơn
nếu đặt trong tay dân chúng. Đức hạnh và tư cách cao quý của các nghị sĩ sẽ
kiểm soát cơ quan này tránh khỏi những bất công trong việc bầu cử. Công
chúng ủng hộ tiền giấy, trong khi các cơ quan lập pháp chống lại. Tại
Massachusetts, đại hội đại biểu của các quận đã tuyên bố ước muốn xóa bỏ
mọi thứ tiền giấy mất giá trị đó. Ngoài ra, cơ quan lập pháp một số tiểu
bang đều bao gồm hai viện, trong đó một viện có vẻ quý phái hơn và cho
đến nay, các quyết định của viện này thường sáng suốt hơn.
Ông cho rằng có ba lý do chính phản đối việc bầu cử trong các quận bầu cử
:
(1) Ðiều đó không thực tế. Dân chúng không thể tập trung về một nơi cho
mục đích này và dù tập trung về một nơi thì cũng không thể tránh được vô
số những vụ gian lận.
(2) Các tiểu bang nhỏ, dù kết hợp với một bang lớn hình thành một phần
của quận bầu cử, hay kết hợp với một phần lãnh thổ của một bang lớn, sẽ
không có cơ hội bầu chọn những công dân ưu tú của tiểu bang mình.
(3) Sẽ xuất hiện những mối bất hòa giữa các vùng lãnh thổ khác nhau trong
cùng một quận.
Ngài PICKNEY: Vì Thượng viện phải là một cơ quan ổn định và độc lập
nên các thành viên của cơ quan này phải được các cơ quan lập pháp tiểu
bang bổ nhiệm. Mô hình này sẽ tránh được sự kình địch và bất đồng nếu
thiết lập các quận bầu cử. Ông ủng hộ việc chia các tiểu bang thành ba loại,
căn cứ theo diện tích đất đai, cho phép nhóm thứ nhất có ba Thượng nghị sĩ,
nhóm thứ hai có hai Thượng nghị sĩ và nhóm thứ ba có một Thượng nghị
sĩ.