chúng ta chỉ muốn trao những quyền hạn an toàn cho Quốc hội thì cơ quan
này không đủ khả năng điều hành đất nước. Hơn nữa, Quốc hội Hợp bang
lại không phải do dân chúng trực tiếp bầu ra mà do các cơ quan lập pháp
tiểu bang. Các cơ quan này vẫn giữ quyền triệu hồi các đại biểu nên Quốc
hội Hợp bang sẽ không có ý chí của chính mình mà chỉ thuần tuý là một cơ
quan ngoại giao, luôn luôn tuân theo sự sai khiến của các tiểu bang, nơi
luôn chiếm đoạt và vi phạm thẩm quyền liên bang.
Lúc này hay lúc khác, một điều khoản thống nhất giữa các tiểu bang, như
trong lĩnh vực thương mại, nhập quốc tịch, dập tắt những cuộc bạo loạn...
nhất định phải được lập ra vì những lợi ích chung. Các quyền lực này không
thể được trao cho một cơ quan duy nhất và không tương xứng về khía cạnh
quyền đại diện, được bầu chọn theo mô hình hiện nay, không giành được
niềm tin, thậm chí còn ngược lại. Kinh nghiệm bản thân ông cho thấy sự
mất niềm tin đó có nguồn gốc sâu xa. Ông cầu khẩn mọi đại biểu xem xét
kỹ lưỡng vấn đề đó, bởi thời điểm hiện nay là khoảnh khắc cuối cùng để
thiết lập một chính quyền tốt đẹp. Nếu cuộc thử nghiệm này thất bại, dân
chúng sẽ hoàn toàn mất hết hy vọng.
Hội nghị dừng họp tại đây.
Phương án xây dựng nhà nước quốc gia của Hamilton Ngày 18 tháng
Sáu
Sau khi hai Phương án Virginia và New Jersey được trình bày, Hamilton,
khi đó mới 32 tuổi, là người đã cùng với Madison đề xuất tổ chức Hội nghị
Lập hiến, đã trình bày một mô hình chính quyền quốc gia mạnh, xóa bỏ mọi
chủ quyền của các tiểu bang và biến những tiểu bang này như những tỉnh lệ
thuộc hoàn toàn vào chính quyền trung ương. Ý định của Hamilton là thống
nhất tất cả 13 tiểu bang riêng rẽ vào một “Nhà nước hùng mạnh duy nhất”,
bởi ông lo sợ không một chính quyền nào khác có thể kiểm soát được một
lãnh thổ rộng lớn như nước Mỹ. Hamilton đặc biệt ca ngợi mô hình chính
quyền Anh là "chính quyền tốt nhất trên thế giới”.