HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA TẬP 1 - Trang 141

Với những phương châm tự đề ra như thế, Lê Quý Đôn quả là một ông

quan liêm chính, tận tụy, thương dân, luôn luôn hướng vào việc sửa đổi
phong tục, nâng cao dân trí, giáo huấn mọi người... Các tác phẩm ông viết
ra, phải chăng cũng chỉ để làm những việc "chức phận nên làm" mà thôi?

VÂN ĐÀI LOẠI NGỮ

Vân đài loại ngữ là tác phẩm thâu tóm hầu như mọi kiến thức thu thập từ

sách vở trong nước và của nước ngoài thời bấy giờ.

Tên gọi Vân đài loại ngữ có nghĩa là gì?
Vân là cỏ vân (vân thảo), ngày xưa người ta đem phơi khô để lót vào nơi

chứa sách để chống mọt. Loại cỏ này để dưới chiếu cũng diệt được rận, rệp.
Theo mô tả, loại cỏ này có lá nhỏ như lá đậu, mọc thành từng bụi. Vào mùa
thu trên lá có phủ lớp phấn trắng, tỏa mùi thơm.

Đài theo Từ điển tiếng Việt có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa là giá đỡ,

như đài hoa, đài gương, đài sen.

Vân đài - đĩa chứa cỏ vân, có nghĩa là thư viện.
Loại ngữ là phân loại theo từng mục.
Vân đài loại ngữ là bộ sách phân ra từng mục trong thư viện, tương ứng

với nghĩa "bách khoa thư" ngày nay.

Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn được xếp sắp thành 9 mục lớn: 1- Lý

khí (vũ trụ luận); 2- Hỉnh tượng (vũ trụ học); 3- Khu vũ (địa lí); 4- Vựng
điển (quy định thể chế); 5- Văn nghệ (văn thơ); 6- Âm tự (ngôn ngữ, văn
tự); 7- Thư tịch (sách xưa); 8- Sĩ quy (phép trị dân); 9- Phẩm vật (sản phẩm
tự nhiên và trồng trọt).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.