HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA TẬP 1 - Trang 171

- Vâng, anh đã dạy thế, em xin nghe theo...

***

Đi thi, để tránh phạm húy tên vua, Hạo phải đổi tên thành Chú - Phan Huy

Chú. Chẳng biết có phải vì tâm trạng miễn cưỡng, hay do lối học cốt nắm
lấy cái cốt lõi mà không chú trọng ghi nhớ những điển, những lệ trong sách
"thánh hiền", cũng không nệ "tầm chương trích cú" trong lúc làm bài, mà cả
hai lần ra ứng thí, ông đều chỉ đỗ tú tài (tú kép). Vì quê ở Sài Sơn, còn gọi là
làng Thầy, nên Phan Huy Chú được bà con gọi là "Kép Thầy". Không ít kẻ
vốn ghen ghét tài năng xuất chúng của ông, nay thấy ông chỉ đạt kết quả
"khiêm tốn" như vậy, thì mượn dịp để dè bỉu. Phan Huy Chú bỏ ngoài tai
mọi lòi đàm tiếu, ông cũng chẳng mấy bận tâm về kết quả thi cử của mình.
Ông chỉ buồn một nỗi, nhiều nho sĩ trước kia thường giao du với ông, nay
bỗng dưng vắng bóng. Ra họ cầu thân với ông chỉ vì nghĩ ông thế nào cũng
đỗ đại khoa và tất sẽ được triều đình ban chức cao quyền trọng. Nay thì một
thầy "tú kép" như ông, họ còn cần gì đến!... Song việc không đỗ cao càng
làm Phan Huy Chú cương quyết đoạn tuyệt hẳn những tơ vương về công
danh, nỗi buồn về nhân tình thế thái càng khiến ông quả quyết bắt tay thực
hiện công trình đã định. Từ lâu, ông mang hoài bão soạn một bộ sách đồ sộ,
thâu tóm mọi tri thức của đời sống xã hội nước ta kể từ xưa cho đến hết thời
Lê - triều đại gần nhất với ông. Để được toàn tâm toàn ý với công việc dự
định mà ông biết sẽ phải kéo dài nhiều năm, Phan Huy Chú làm hẳn một căn
nhà trên núi Sài Sơn. Ông để vợ con ở lại làng - bấy giờ vợ ông mới sinh
con gái đầu lòng - một mình lên núi, đóng cửa tạ khách để viết sách. Năm ấy
(1809), Phan Huy Chú 27 tuổi.

***

Ngày lại ngày, ông thực hiện một nếp làm việc bền bỉ với sự cố gắng phi

thường. Ông thức khuya dậy sớm, đọc sách, ghi chép, phân loại tài liệu theo
từng mục, khảo xét, đính chính và viết lòi bàn cho từng vấn đề... Từ những
gì đã tích lũy được lâu nay, lại nhờ mượn được nhiều sách quí ương kho
sách của dòng họ Ngô gia bên ngoại để tham khảo, ông miệt mài bồi đắp
cho bộ sách đang hoạch đinh. Ông gọi bộ sách là Lịch triều hiến chương loại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.