Tháng 11-1867, khi đang công cán ở Paris, Nguyễn Trường Tộ gửi về bản
điều trần Tế cấp bát điều (Tám điều cần làm gấp) nhằm đổi mới đất nước từ
bên trong. Trong văn bản "cấp cứu" này, ông vạch ra một chương trình cải
cách rộng lớn, cần thực hiện cấp bách để xoa bỏ tình trạng hủ bại và nâng
cao hiệu quả của chính quyền nhà Nguyễn. Tám điều đó là gấp rút sửa đổi
việc võ bị; hợp tỉnh để giảm bớt số quan lại; gây tài chính bằng cách đánh
thuế những mặt hàng xa xỉ; sửa đối học thuật, chú trọng thực dụng; điều
chỉnh thuế ruộng đất; sửa đổi lại cương giới; nắm rõ dân số; lập viện dục
anh và trại tế bần. Tế cắp bát điều không những chứng tỏ ông có tầm nhìn
sắc sảo về thời cuộc, bao quát nhiều lĩnh vực mà còn cho thấy một bản lĩnh
dũng cảm và đầy trách nhiệm đối với đất nước.
Có thể nói, vào thời đại của mình, Nguyễn Trường Tộ là người có những
hiểu biết sâu rộng nhất về toàn cục của thế giới cũng như có những nhận
định sắc sảo và xác thực nhất về thực trạng của đất nước.
Tuy nhiên, kiến thức của một cá nhân dù uyên bác đến mấy cũng không
bao trùm được tất cả mọi lĩnh vực, nên đôi khi, Nguyễn Trường Tộ có
những luận điểm chưa thật xác đáng. Một số chương trình ông đề ra không
có tính khả thi trong điều kiện chế độ phong kiến thời Nguyễn đã đến lúc rệu
rã, roi vào khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế - xã hội, nền tài chính quốc
gia kiệt quệ, triều đình phải tăng thuế, bán cả chức tước để vơ vét tiền trang
trải nợ nần và bồi thường chiến phí cho thực dân Pháp. Thậm chí có khi ông
còn sa vào duy tâm, như đem cả phong thủy để chứng minh cho sự tất yếu
của lịch sử. Song nhìn chung các điều trần của Nguyễn Trường Tộ đều chứa
đựng một tinh thần yêu nước nồng nàn, một ý chí tự lập tự cường sâu sắc,
một tấm lòng tự tôn, tự hào dân tộc, coi trọng phát huy trí thông minh, lòng
ham học, tinh thần cầu tiến của nhân dân ta với mong muốn làm cho dân
giàu nước mạnh, đất nước được độc lập tự do.
Không thực hiện được, vì sao?