Sử gia Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược có viết vắn tắt rằng:
"Nguyễn Trường Tộ về làm mấy bài điều trần, kể hết các tình thế nước
mình, rồi xin nhà vua phải mau mau cải cách mọi việc, không thì mất nước.
Vua giao những tờ điều trần ấy cho đình thần duyệt nghị. Đình thần đều lấy
làm sự nói càn không ai chịu nghe".
Bên cạnh những vị đại thần tự cao và vô trách nhiệm ấy, vua Tự Đức lại
vốn tính nhu nhược, thiếu quyết đoán và e ngại mọi sự đổi mới. Tuy ông có
chăm chú đọc, nhưng lại bút phê: "Nguyễn Trường Tộ quá tin những điều y
đề nghị... Tại sao lại thúc giục nhiều thế, khi mà các phương pháp cũ của
Trẫm đã rất đủ để điều khiển quốc gia rồi".
Vì những lí do đó, các bản điều trần và bản tấu của Nguyễn Trường Tộ
đều được xếp vào ngăn tủ lun trữ phủ đầy bụi, và những tư tưởng cấp tiến
của ông đã lặng lẽ ra đi cùng với sự ra đi của ông vào cõi vĩnh hằng. Thiệt
thời ấy không phải cho Nguyễn Trường Tộ mà chính là cho đất nước.
Cho nên không ngạc nhiên là người đương thời ít biết đến ông. Mãi hơn
50 năm sau khi Nguyễn Trường Tộ qua đời, vào những năm đầu thế kỉ 20,
trên báo Nam Phong các học giả như Sở Cuồng Lê Dư, Nguyễn Trọng
Thuật, Lê Thước, Đào Duy Anh... mới "phát hiện" ra ông, và "biến Nguyễn
Trường Tộ một người vô danh trở thành nhân vật lịch sử", như cách nói của
Đông Dương thời báo.
Lịch sử vốn không có chữ "nếu", song cũng xin thử giả định, nếu như
Nguyễn Trường Tộ có quyền lực để điều hành việc nước, hay ít ra triều đình
nhà Nguyễn biết nghe lời nói phải, thực hiện những đề xuất của ông; nếu
như trên ông không phải là vua Tự Đức mà là một Minh Trị Thiên Hoàng
sáng suốt, thì biết đâu Việt Nam lại không vươn lên như một nước Nhật
trong khu vực. Đại thần Phạm Phú Thứ đã chẳng viết đó sao:
Tảo giao Đông thổ kiêm trường kĩ,
Pha-lý/Long - đôn vị tóc hiền.
(Có nghĩa: Giá như phương Đông sớm giỏi công nghệ, thì Ba Lê (Paris),
Luân Đôn chắc gì đã hơn ta)...