HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA TẬP 1 - Trang 191

NGUYỄN TRƯỜNG TỘ ĐỀ XUẤT

CHỮ VIẾT

Thời phong kiến, chữ Hán được coi là văn tự chính của nước ta. Điều đó

cản trở sự phát triển dân trí và nâng cao học thuật. Nguyễn Trường Tộ đã rất
đúng khi chỉ rõ cái hại của việc học chữ Hán: "Thứ văn đó một chữ có trăm
nghĩa, nói xuôi cũng được, nói ngược cũng hay, không nhất định được. Học
cho đến chết cũng không biết được một phần ba chữ nho".

Để "cải cách" nền giáo dục cũ, lạc hậu, phù phiếm, không dùng được gì

trong thực tế, trước hết phải có chữ viết phù hợp, nhưng dùng thứ chữ nào
đây? Trong Tế cấp bát điều (viết bằng chữ Hán) ông đã đề cập đến vấn đề
này một cách khá... lúng túng. ông không nhắc đến chữ Nôm (vốn đã được
dùng và đạt được những đỉnh cao trong văn học) có lẽ vì nó quá phức tạp,
phải những người thật giỏi chữ Hán mới đọc được, làm nền giáo dục thêm
phiền toái. ông cũng không chọn chữ Quốc ngữ, vì e rằng "nếu thay đổi hẳn,
sợ người ta lạ tai lạ mắt". Vả lại thời ấy, chữ Quốc ngữ gắn liền với kinh bổn
đạo Gia Tô, ông sợ vua quan và nhà nho "dị ứng", bài bác, rồi gạt bỏ luôn cả
những điều khác chăng.

Vì thế, ông đề xuất phải nghĩ ra một thứ chữ trên nguyên tắc: "Lấy chữ

Hán làm gốc, lựa những chữ nào hợp với âm tiếng ta và không thay đổi thì
ta đọc như quốc âm, không cần giải nghĩa. Còn những chữ nào na ná như
tiếng ta thì ta vẽ thêm nét riêng bên cạnh để đọc theo tiếng ta" (ông gọi đó là
Quốc âm chữ Hán). Sau đó "góp hết quốc âm của ta chia ra từng môn, từng
loại để làm ra bộ từ điển".

Phức tạp làm sao! Rắc rối làm sao! Riêng về chuyện này, có thể nhận xét:

Nguyễn Trường Tộ đôi khi vẫn bảo thủ, chưa mạnh dạn ủng hộ cái mới đã
xuất hiện, nhất là việc phủ định chữ Quốc ngữ thuận tiện đến thế!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.