HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA TẬP 1 - Trang 192

TRƯƠNG VĨNH KÝ

(1837 - 1898)

Nhà "bác học" đầu tiên của Việt Nam

N

ăm 1820, vua Minh Mạng lên ngôi. Là người tinh thông Nho học và tôn

sùng Khổng Mạnh, ông không thích đạo Gia Tô do các giáo sĩ phương Tây
đưa vào nước ta. Ông cho rằng đạo này không thích hợp với văn hóa Việt
Nam và gọi là "tà đạo". Lúc đầu, ông chỉ khuyên dân không nên theo, đồng
thời bắt các giáo sĩ tập trung về Huế dịch sách để ngăn họ đi các nơi truyền
đạo. Nhưng nhiều tàu buôn ghé vào các cửa biển vẫn lén lút đưa các nhà
truyền giáo sang ta để "mở mang nước Chúa". Minh Mạng nổi giận. Năm
1825, ông ra một đạo dụ với nội dưng "Đạo phương Tây là tà đạo làm mê
hoặc lòng người và hủy hoại phong tục, cho nên phải nghiêm cấm để khiến
người ta phải theo chính đạo".

Dù đã cấm song làn sóng truyền giáo vẫn không suy giảm, khiến nhà vua

phải thể hiện "bàn tay sắt". Ông ra lệnh tử hình những người giảng đạo,
chứa chấp hoặc theo đạo. Sử gọi đó là chủ trương "bình Tây sát Tả". Cuộc
"bình, sát" lan ra như một cơn cuồng nộ. Nhà thờ, chủng viện bị đốt phá.
Các giáo dân sống trong tình trạng chui lủi, bị rình rập, truy đuổi vô cùng
khổ sở vì nếu bị phát hiện, họ sẽ bị giết, bị bắt hoặc lưu đày.

Bấy giờ, ở ấp Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, tổng Minh Lý, huyện Tân Minh,

phủ Hoàng An, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre)
có gia đình ông Trương Chánh Thi. Ông Thi gốc người Bình Định vào Nam
lập nghiệp, theo đường võ bị, lấy bà Nguyễn Thị Châu là dân đạo gốc. Năm
1837, bà Châu sinh được một cậu con trai, ông bà đặt tên là Trương Chánh
Ký. Là một võ quan, ông Thi được triều đình cử sang Cao Miên đồn trú. vốn
người nhân đức, ông thường che giấu cho các giáo dân và khi các vị cha cố
giảng đạo ở quanh vùng, ông vẫn cho tá túc tại nhà mình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.