bằng thứ tiếng Anh nhuần nhị như người Luân Đôn. Tiếp xúc với người Ý
Đại Lợi (tên gọi cũ của Italia), người Y Pha Nho (Tây Ban Nha), người Bồ
Đào Nha... hay người Nhật Bản, Mã Lai, Xiêm... Trương Vĩnh Ký đều nói
đúng theo âm luật của kinh đô nước đó... Sự hiểu biết 26 ngoại ngữ của P.
Trương Vĩnh Ký đủ để loài người tôn vinh ông là một nhà bác ngữ học vào
bậc nhất của thời nay..."
Thi thố tài năng
Năm 1858, Petrus Ký về nước chịu tang bà mẹ mới mất. Hành trang mà
ông phải vất vả lắm mới mang về được là mười một thùng sách đủ loại, từ
triết học đến sử kí, địa lí, khoa học, ngôn ngữ, văn học, tôn giáo...
Trong hai năm trời sống lén lút ở quê mình, ngày ngày đến nhà thờ, vụng
trộm dạy tiếng Pháp, đặc biệt là chữ Quốc ngữ cho mọi người, Petrus Ký tin
là cái thứ chữ "nhập ngoại" rất đơn giản này có thể thay thứ chữ Nôm rắc
rối, nên ra sức truyền bá. Buổi tối, ông cặm cụi ngồi viết những quyển sách
đầu tiên. Sống trong nỗi sợ hãi vì sự khủng bố của quan quân triều đình, ông
đăm chiêu suy nghĩ về tương lai của dân tộc. Ông đau xót trước sự bế tắc
không lối thoát của đất nước, lạc hậu hàng trăm năm so với châu Âu trong
khi triều đình lại bảo thủ, cự tuyệt cái mới, cái hay của thiên hạ, kìm hãm
mọi sự canh tân. Mặt khác lại bạc nhược, đầu hàng trước sức mạnh áp đảo
đầy dã tâm xâm lược của Pháp. Ông cảm nhận được tình thế của nước ta lúc
đó, chống lại quân đội Pháp là việc làm gần như vô vọng. Chi bằng không
thắng được họ thì phải sống chung với họ, "dựa vào sự văn minh của họ mà
muôi sự phục hưng cho nước mình", để tiến bước cho đến lúc đủ sức sánh
vai cùng họ và hội nhập với thế giới. Petrus Ký quyết định làm thế nào để
hai dân tộc Pháp - Việt hiểu nhau hơn, giảm bớt những sự đối đầu... Ông
chọn cách hợp tác với Pháp để qua đó, làm những gì có thể lợi cho dân tộc.
"Ở với họ mà không theo họ" - câu cách ngôn Latinh "Sic vos non vobis"
được Trương Vĩnh Ký lấy làm phương châm theo đuổi suốt cuộc đời. Những