HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA TẬP 1 - Trang 197

Phó sứ Phạm Phú Thứ đã kể lại tỉ mỉ chuyến đi trong cuốn Tây hành nhật

và dâng sớ lên vua Tự Đức xin canh tân và tiến hành những cải cách thích
hợp, song tất cả những lời đề đạt ấy đều không được nghe theo.

Chuyến đi thăm châu Âu kéo dài tám tháng đặc biệt quan trọng đối với

cuộc đời Trương Vĩnh Ký. Ông đã thấy tận mắt những gì mình đọc được
trong sách vở. Ông có dịp thực hành ngôn ngữ trong môi trường bản địa.
Ông tới thăm và đàm đạo với những nhân vật trong giới thượng lun ở Pháp,
như nhà từ điển học Emile Littré, nhà văn Victor Hugo, nhà văn hoa, viện sĩ
Hàn lâm Ernest Renan, Bộ trưởng giáo dục Victor Duruy, giáo sư đại học,
viện sĩ Hàn lâm Paul Bert (sau làm Toàn quyền Đông Dương). Ông tranh thủ
viết công trình nghiên cứu về Đông phương học, công bố trên tờ tạp chí của
Hội Địa lí Pháp... Người thanh niên Việt đó, với kiến văn thâm hậu khi mới
26 tuổi đời, đã chinh phục được một số văn nhân, bác học tầm cỡ quốc tế và
ngược lại, ông cũng bị nền văn minh rực rỡ của Pháp chinh phục.

Trở về Sài Gòn, Petrus Ký trở lại làm giáo sư rồi hiệu trưởng Trường

Thông ngôn, giáo sư Trường tham biện hậu bổ, Trường sư phạm thuộc địa,
đồng thời kiêm một số chức việc khác như trợ bút và sau đó là chủ nhiệm tờ
báo bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên - Gia Định báo - vào năm 1869. Ông cũng
được cử làm uỷ viên Hội đồng thành phố Sài Gòn. Tuy bận rất nhiều việc
nhưng ông vẫn dành thời gian viết sách, chủ yếu dùng cho việc dạy học và
phổ biến chữ Quốc ngữ. Uy tín quốc tế của Petrus Ký còn lan sang tận "mẫu
quốc", khi ông được bầu làm hội viên một số tổ chức học thuật của Pháp
như Hội Nhân chủng học, Hội Giáo dục học, Hội Nghiên cứu văn hóa châu
Á, Hội Địa lí Paris, v.v...

Vinh dự hơn nữa, năm 1874, Trương Vĩnh Ký còn được phong giáo sư

ngôn ngữ Á Đông, do trong những tác phẩm của ông có khá nhiều cuốn dạy
các thứ tiếng Lào, Thái Lan, Cao Miên, Trưng Hoa, Miến Điện, Mã Lai, Ân
Độ, Nhật Bản và từ điển đối chiếu các thứ tiếng này sang tiếng Pháp. Đúng
lúc đó, thế giới có cuộc bình chọn "Toàn cầu bác học danh gia", và Trương
đã được bầu chọn trong số 18 "thế giới văn hào". Năm 1883, Viện Hàn lâm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.