viết một số bài khảo cứu khoa học đăng trên Kỉ yếu của uỷ ban Canh nông
và Kĩ nghệ ở Nam Kì, ví dụ bài giới thiệu nghề trồng lúa và dùng kiến vàng
để trừ côn trùng hại cây...
Một niềm tâm sự
Trương Vĩnh Ký sống và hoạt động trong bối cảnh đầy biến động của lịch
sử nửa cuối thế kỉ 19. Lúc đó, cuộc xâm lược của thực dân Pháp ở mức độ
mạnh mẽ nhất và sự chống đối của các tầng lớp nhân dân do các sĩ phu yêu
nước lãnh đạo cũng không kém quyết liệt. Đó là thế kỉ của niềm căm giận
ngút trời, nên mọi người không chấp nhận, không khoan nhượng với bất cứ
sự thỏa hiệp, sự cộng tác nào với bọn xâm lược, mặc dù các cuộc chống đối
lần lượt thất bại. Con đường mà Trương Vĩnh Ký đã chọn - chấp nhận để
canh tân - không được hưởng ứng, thậm chí bị lên án là điều dễ hiểu.
Ông rất biết điều đó, và tuy vẫn kiên định đi theo con đường đã chọn song
vẫn day dứt khôn nguôi. Ông giữ thanh danh của kẻ sĩ, lấy câu Sic vos non
vobis (Ở với họ mà không theo họ) làm phương châm hành động. Đối với
người Pháp, ông luôn giữ tư thế đàng hoàng, thẳng thắn, không sợ hãi,
không quỵ lũy. Ông từ chối "vào làng Tây" dù được rất nhiều quyền lợi.
Duy nhất có một lần, vì nể người bạn cũ là Toàn quyền Paul Bert ông có
nhận chức Hàn lâm Thị giảng học sĩ, dạy Quốc ngữ và tiếng Pháp cho vua
Đồng Khánh trong hai tháng. Ngoài ra, ông không tham gia vào chính trị,
không nhận một chức vụ hành chính nào của Pháp hay triều đình, dù người
Pháp luôn nài ép. Thậm chí, khi làm việc với người Pháp hay đi nước ngoài
ông vẫn khăn xếp, áo dài để thể hiện lòng tự tôn dân tộc.
Trương Vĩnh Ký lấy việc dạy học, viết sách để thực hiện chí hướng của
mình, khởi động một cuộc cách mạng về học vấn diễn ra suốt thế kỉ sau.
Ông ra sức phổ biến chữ Quốc ngữ để truyền bá học thuật và tư tưởng Âu
tây. Học giả Nguyễn Văn Tố viết: "Những sách ấy hiện vẫn còn giá trị,
quyển nào cũng có ý đủ văn hay, không phải là người có thiên tài học vấn thì
không sao viết nổi. Thật là một nhà bác ngữ uẩn súc, nước ta chưa từng có