bao giờ." Nhưng ông lại nói về mình một cách thật khiêm nhường: "Tôi an
thường thủ phận lo học hành, tìm sách vở biên chép in ra cho con trẻ đời nay
nó học cho mau, cho tiện, làm được ông thầy như tôi vậy, thiệt là vinh hơn
hết."
Trương Vĩnh Ký chết mà trong lòng vẫn không thanh thản, luôn bị dằn
vặt, băn khoăn, canh cánh nghĩ về con đường mình theo đuổi là đúng hay
sai, là công hay tội. Ông để lại bài thơ tuyệt mệnh, với hai câu kết:
Cuốn sổ bình sanh công với tội
Tìm nơi thẩm phán để thừa khai.
để nói lên tâm sự của mình một cách thẳng thắn, tự đặt mình trước sự
phán xét của lịch sử.
Ít năm sau khi ông mất, vào những năm đầu thế kỉ 20, người Pháp cũng
hoàn tất cuộc bình định, đặt được sự thống trị trên đất nước ta. Lúc này ý
thức hệ của tầng lớp sĩ phu đã chuyển đổi. Họ thấy cần phải canh tân đất
nước, phổ biến chữ Quốc ngữ, đổi mới giáo dục để đất nước thoát khỏi trì
trệ, lạc hậu... Từ đó càng ngày người ta càng thấy rõ, chính Trương Vĩnh Ký
là người có công chuẩn bị những nền móng đầu tiên cho cuộc canh tân ấy.
Với những việc mà ông đã làm, hậu thế còn nhận ra một Trương Vĩnh Ký
nặng lòng yêu dân tộc, tha thiết với văn hoa dân tộc. Trên hết, ông chính là
người hết lòng phổ biến chữ Quốc ngữ để nó trở thành tiếng chính thức của
dân tộc Việt Nam.
KỈ LỤC VỀ NHỮNG VỊ TRÍ ĐẦU
TIÊN
Trương Vĩnh Ký là một học giả tiên phong mà hoạt động của ông gắn với
nhiều thứ "đầu tiên". Có thể kể ra như sau:
- Là người Việt đầu tiên cho in sách bằng chữ Quốc ngữ (1866).