2. Nghiên cứu về các bộ môn khoa học xã hội khác như nghiên cứu so
sánh tiếng nói, chữ viết và tôn giáo của các dân tộc Đông Dương; tổng
luận về các lối chữ tượng ý, tượng hình theo ngữ âm và theo a,b,c; phép
lịch sự An Nam, hát lí hò An Nam...
3. Biên soạn từ điển như Từ điển Pháp - Việt, Từ điển Pháp - Hán - Việt,
Từ điển danh nhân An Nam...
4. Dịch sách chữ Hán như Tứ thư, Sơ học vấn tân, Tam tự kinh, Tam thiên
tự, Minh tâm bảo giám... ra chữ Quốc ngữ.
5. Sưu tầm phiên âm truyện Nôm và tác phẩm cổ Việt Nam như Truyện
Kiều, Lục Vân Tiên, Phan Trần, Đại Nam quốc sử diễn ca, Lục súc
tranh công, Nữ tắc, Gia huấn ca, Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc, Trung
nghĩa ca... hoặc những sáng tác dân gian như Hịch con quạ, Chuyện
đời xưa nhón lấy những chuyện hay và có ích, Chuyện khôi hài, Ước
lược truyện tích nước Nam...
6. Sáng tác thơ văn như Ghi về vương quốc Khơ-me, Chuyến đi Bắc Kì
năm Át Hợi, Trương lưu hầu phú, Ngư tiều trường điệu, Phú bần
chuyện diễn ca, Thơ tuyệt mệnh...
(Theo Từ điển văn học, Hà Nội, 1984)