Tham tri bộ Lễ là Lê Tuấn.
Dạo ấy, tin giặc giã từ Bắc Hà liên tiếp gửi về làm triều đình rất lo sợ. Tại
các vùng miền núi thì giặc Cờ Đen (Lun Vĩnh Phúc) hoành hành ở Hưng
Hóa, giặc Cờ Vàng (Hoàng Sùng Anh) quấy nhiễu ở Tuyên Quang... Miền
ven biển thì quân Tàu ô cướp của giết người. Quận Te, Quản Thỏa, Quản
Uy, Quản Cảo nổi lên làm mưa làm gió khắp dải Cát Bà, Quảng Yên... Đống
lí quân vụ Lê Hữu Thưởng, Tham tán Văn Đình Khuê ra dẹp loạn đều bị
giết. Triều đình lại cử Lê Tuấn làm Thị sư đốc quân ra đánh dẹp.
Lê Tuấn là người Quảng Bình, ít am hiểu tình hình xứ Bắc nên mang Bùi
Viện theo. Ban đầu, ông giao Bùi Viện lo chuyện quân lương. Đó là một
việc rất khó khăn buổi ấy, khi kho tàng dự trữ đã sạch trơn. Song Bùi Viện
đã làm tròn sứ mệnh, nên càng được quan Thị sư tin cẩn, giao cho nhiệm vụ
thám thính dò la tin tức địch. Bùi Viện khéo léo trà trộn vào quân địch, nắm
bắt tình hình đối phương. Nhờ vậy chẳng bao lâu, Quản Uy, Quản Cảo bị
đánh tan, bọn giặc khác rút chạy ra xa. Bùi Viện theo Lê Tuấn trở về Huế, hi
vọng sẽ được triều đình trọng dụng.
2
Thuở ấy, ngoài Bắc chỉ có một bến cảng nhỏ ở cửa sông Vị Hoàng, Nam
Định. Triều đình Huế muốn mở mang thêm hải cảng mới để thông thương
với bên ngoài. Nhiệm vụ này được giao cho Doãn Khuê, Doanh điền sứ
Nam Định tiến hành. Vốn biết tiếng Bùi Viện, Doãn Khuê mời ông ra giúp.
Bùi Viện đi thị sát và chọn nơi mở cảng là bến Ninh Hải, khi ấy còn là
vùng đất hoang ở ngã ba cửa sông cấm, một bến nhỏ của làng chài. Xung
quanh bến chỉ có những túp lều lúp xúp ẩn dưới bụi cây rậm. Trên cửa sông
là những chiếc thuyền con ra vào kiếm ăn ven biển. Nhưng bà con dân chài
không được sống yên lành mà luôn bị quân cướp biển của Quận Tề cướp
phá.
Giống như Nguyễn Công Trứ, Bùi Viện tập hợp dân chài lưới và dân
nghèo quanh vùng khai phá đất hoang, đào sông thoát nước. Nhưng công