trước tiên cử người ra nước ngoài học hỏi về tàu chiến và thủy quân, đồng
thời thiết lập quan hệ bang giao, tìm sự giúp đỡ của nước ngoài. Vua Tự Đức
cho rằng, việc này chỉ có Bùi Viện là thích họp nhất, vì ông còn trẻ, là người
có chí lớn, lại sẵn kinh nghiệm đường biển. Tuy nhiên, nhà vua chỉ coi đây
như một chuyến đi thăm dò, nên không giao cho "đặc phái viên" của mình
một tư cách chính thức nào và cũng không phong chức tước gì cho ông.
Tháng 7-1873, Bùi Viện cùng một số thủy thủ lên đường trên một con
thuyền nhỏ, mang theo vàng bạc, hàng hóa và tặng phẩm. Gặp gió to sóng
lớn, chính ông cũng phải tham gia chèo lái con thuyền. Sau hơn chục ngày,
thuyền cập bến Hương Cảng (Hồng Kông), khi ấy đã là nhượng địa của
Anh. Con thuyền nhỏ bé của ta lọt thỏm giữa rừng tàu lớn của phương Tây.
Với đôi chút vốn liếng tiếng Quảng Đông và bút đàm chữ Hán, Bùi Viện tìm
cách tiếp xúc với các thân sĩ tại đây. Qua họ, ông làm quen với viên lãnh sự
Hoa Kì ở Hồng Kông. Viên lãnh sự có mẹ là người Hoa nên rất giỏi tiếng
Trung Quốc. Quý trọng tài năng và sự hiểu biết của Bùi Viện, ông ta khuyên
nên sang Mĩ tìm trợ giúp. Bùi Viện liền nhờ viên lãnh sự viết thư giới thiệu
để sang Mĩ, đất nước mà trước đây, ông hầu như chưa từng nghe nói tới.
Con thuyền của Bùi Viện lại lên đường sang Nhật. Thuyền cập cảng
Hoành Tân (Yokohama), Bùi Viện để các tùy tùng ở lại, còn mình mua vé
đáp tàu sang Mĩ. Đặt chân lên bến cảng San Francisco, lạ nước lạ cái, lại
không thông tỏ ngôn ngữ, Bùi Viện không khỏi cảm thấy bơ vơ. Song ông
vẫn tiếp tục cuộc hành trình tới thủ đô Washington. Khi ấy Tổng thống