Song về thực chất, ông còn hơn thế nữa. Chính vì vậy, tại đền thờ ông ở quê
hương Lập Thạch có đôi câu đối:
Tiến sĩ lưỡng bang nhân mạch đối
Lưu danh vạn cổ nhật chỉ quang.
Có nghĩa là "Tiến sĩ hai bang không người sánh / Tên ghi muôn thủa sáng
ngày nay".
Vua Lê Thái Tổ gặp ông như cá gặp nước, vì ông chính là người mà nhà
vua cần hơn hết trong việc soạn thảo luật lệ, quy định những kỉ cương, phép
tắc của một xã hội vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh. Nhà vua đã trao cho
ông một chức vụ quan trọng: Thị ngự sử (thời sau gọi là Đô ngự sử), đứng
đầu Ngự sử đài. Nhiệm vụ của ông là soạn ra một bộ luật cho đất nước.
Thực ra, ở các triều đại trước không phải là không có luật, nhưng còn
thiếu hệ thống, các điều được đặt ra thường là rời rạc, chắp vá, đôi khi hết
sức tùy tiện!
Với sự hiểu biết sâu sắc luật lệ của triều đình Trung Hoa, nhà nước phong
kiến điển hình, lại nắm vững phong tục tập quán của người Việt, thấu hiểu
khát vọng vươn lên của xã hội nước Việt đương thời, Triệu Thái đã nhận
thức được rõ rệt sự khác nhau cơ bản giữa hai dân tộc. Ông đầu tư suy nghĩ
để tìm ra cái gì là đặc thù Đại Việt. Cùng vói sự tham bác ý kiến của hai vị
đại thần rất uyên bác là Nguyễn Trãi và Phan Phu Tiên, ông đã viết nên bộ
luật chính thống đầu tiên của nước ta: bộ "Quốc triều điều luật".
Bộ luật này có tính khoa học và phù hợp vói đặc điểm của xã hội Việt
Nam. Nó lập lại kỉ cương trong bối cảnh nước ta đã chấm dứt chiến tranh
song còn nhiều tệ nạn và thói quen tùy tiện nhân danh thời chiến, giải quyết
các việc theo kiểu quân sự hóa mà thiếu căn cứ cụ thể. Nhiều nhà làm luật
cho rằng luật tuy nghiêm khắc nhưng chính nhờ thi hành nó mà xã hội đi
vào nền nếp, xóa bỏ được nhiều hủ tục. Tất nhiên, vì lần đầu xây dựng nên
nó không thể đầy đủ. Triều Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông sau đó sẽ bổ sung
thêm và sửa lại những điều chưa thấu tình đạt lí.
Đến đời vua Lê Thánh Tông, một vị minh quân nổi tiếng trong lịch sử,
ông cho rằng luật càng chặt chẽ bao nhiêu càng dễ cho việc quản lí xã hội