Rồi ông tổ chức đào sông, dựng cầu, tạo sự tiện nghi cho sinh hoạt. Cho
tói nay, 600 năm đã trôi qua, xã Hoàng Chung vẫn giữ được cấu trúc độc
đáo ấy.
Ngày nay, ở từ đường của ông tại làng có đôi câu đối bằng chữ Hán mà
các nhà Nho đề tặng:
Lưỡng quốc khôi nguyên Nam Bắc
anh hùng vô dĩ đối
Bách vương điển luật giản biên
tính tự hữu trường lưu.
Nghĩa là:
Khôi nguyên hai nước, Nam - Bắc
anh hùng khôn người sánh;
Điển luật trăm vua, họ tên sử sách mãi còn ghi.
"DẤU ẤN" TRIỆU THÁI
Như trong bài đã nói, từ "Quốc triều điều luật", vua Lê Thánh Tông đã
cho san định thành "Quốc triều hình luật", còn gọi là Luật Hồng Đức. Trong
722 điều của bộ luật này có hơn 400 điều hoàn toàn không có trong các bộ
luật triều Hán, Đường, Tống, Minh bên Trung Hoa. Vì vậy có thể thấy tính
độc lập của nó, "tính cách Việt" của nó chứ không hề là sự sao chép của
"thiên triều". Điều đáng nói là ở chỗ, cơ sở ban đầu của bộ luật này chính là
do Triệu Thái soạn ra trong "Quốc triều hình luật". Mà Triệu Thái, như ta
biết, là người từng sống nhiều năm ở Trung Quốc, thậm chí còn là một vị đại
quan của triều đình Trung Hoa. Song khi làm luật cho dân mình nước mình,
ông đã không hề nệ theo các điều luật của nước người, vì ông hiểu mỗi nước
đều có phong tục riêng, lề thói riêng, các "hình luật" áp dụng cho Đại Việt
phải theo các điều kiện thực tế của nước ta...
Không hẹn mà gặp, sau ông nhiều thế kỉ, nhà văn hóa Trương Vĩnh Ký
cũng có quan niệm không khác là bao, được thể hiện trong câu nói nổi tiếng: