– Bắt làm nô lệ đem đi bán ở Maroc, ngài ạ!
– Trong các Xơ ấy có một Xơ, khi chưa vào tu viện tên là Sophronia,
con gái Vua xứ Scotland không?
– Ồ, ngài muốn nói đến Xơ Palmira à! Có Xơ ấy không ư? Bọn côn
đồ ấy tức khắc vác Xơ lên vai! Xơ không còn trẻ nữa, nhưng vẫn luôn
tươi mát. Tôi nhớ như ngay trước mắt, Xơ kêu thét và rên rỉ trước
những cái bản mặt thô bỉ ấy.
– Các ông có chứng kiến cuộc cướp phá không?
– Ngài nghĩ thế nào chứ, chúng tôi ở làng này, ngài biết đấy, mọi sự
cố đều tề tựu đủ cả
– Thế các ông không giải cứu à?
– Giải cứu ai? Thưa ngài, ngài mong gì bây giờ, sự việc xảy ra đột
ngột như thế… chúng tôi không có lệnh, cũng chẳng có kinh
nghiệm… Giữa can thiệp và can thiệp chẳng xong, người ta nghĩ thôi,
không can thiệp.
– Vậy các ông hãy cho tôi biết, tại tu viện, cô Sophronia có sống đạo
hay không?
– Ở thời này có đủ mọi loại nữ tu, song Xơ Palmira là một người sống
đạo và khổ hạnh nhất trong toàn bộ giáo phận.
– Nhanh lên, Gurdulù, chúng ta đi tới bến cảng và xuống thuyền đi
Maroc.
Tất cả những chỗ bây giờ tôi đánh dấu bằng các vạch uốn lượn ngắn
sẽ là biển, đúng hơn, sẽ là Đại dương. Và đây, trên chiếc thuyền này,
Agilulfo đã hoàn tất chuyến hải hành của mình, quá ra chỗ này: hình
một con cá voi khổng lồ và một khung nơ ghi chú dòng chữ “Đại
dương Biển”. Mũi tên ở đây chỉ hải trình của chiếc thuyền. Tôi còn có
thể vẽ một mũi tên khác, chỉ hải trình của con cá voi; đây: nơi chúng
giao nhau. Thế nên, tại chỗ này trên Đại dương đã diễn ra cuộc đụng