HIỆP SĨ SAINTE HERMINE - Trang 514

Tôi chỉ một lần gặp trên đường ranh giới của hai thế giới, con người của thế
kỷ trước và con người của thế kỷ mới, Washington và Napoléon. Tôi chỉ
gặp họ trong chốc lát nhưng cả hai đều khiến tôi thấy lạc lõng, người thứ
nhất bằng một lời Chúa nhân từ và người thứ hai bằng một tội ác.

Tôi nhận ra trong lúc khuất dần trong đám đông, ngài Bonaparte còn xoáy
vào tôi cái nhìn sâu hơn hết thảy những ánh mắt khác nhìn vào tôi. Tôi nhìn
theo ông ấy và như Dante đã nói với tôi: Chi è quel grande, che non per
che curi. L incendio?
(Kẻ không sợ lửa ấy là ai?)

Cái nhìn xoáy vào Chateaubriand của Napoléon Bonaparte cũng không có
gì lạ vì vào thời điểm ấy chỉ có hai người ấy có tên tuổi đạt đến độ cao tột
đỉnh: Chateaubriand với tư cách là thi sĩ, Bonaparte là nhà chính khách.

Người ta đã bước qua không biết cơ man nào là những đống đổ nát song cái
bị huỷ hoại nhất, giẫm đạp nhiều nhất, bị nghiền nát thành tro bụi trong số
những thứ bị phá huỷ lại là tôn giáo.

Các phong trào cách mạng, trước cho ta cắt dây chuông, hất đổ các điện
thờ, đập phá tượng xiết cổ những tu sĩ. Những kẻ vô lại mạo danh thần
thánh mọc lên nhan nhản, những tên dị giáo lan nhanh như đất cỏ khô dưới
chân. Người ta biến nhà thờ Saint-Sulpice thành đền Chiến Thắng và nhà
thờ Notre Dam thành đền Lý Trí. Ngoài ra, không có điện thờ nào ngoài
máy chém, chẳng có bục thờ nào ngoài roi sắt. Ngay cả những nhà tư tưởng
lớn cũng phải lắc đầu, chẳng còn tâm hồn lớn nào còn manh nha hy vọng.

Chính vì thế, người ta khao khát phần đầu của tác phẩm Thần đồng đạo Cơ
đốc
như thể khát khao làn gió trong lành đầu tiên thổi đến miền bệnh dịch,
như thể hương nồng sự sống xộc đến vùng chướng khí chết chóc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.