HIỂU NGHÈO THOÁT NGHÈO - Trang 22

từ 2005 đến 2025, thì tình trạng đói nghèo hẳn đã được loại trừ hoàn toàn
vào cuối khoảng thời gian này.

Nhưng cũng có những chuyên gia có tiếng khác cho rằng tất cả những câu
trả lời của Sachs đều sai. William Easterly, người đối đầu với Sachs hiện làm
việc ở Đại học New York ở đầu kia quận Manhattan, đã trở thành một trong
những nhân vật chống viện trợ có tầm ảnh hưởng lớn nhất, với hai cuốn sách
được xuất bản The Elusive Quest for Growth

[8][9]

và The White Man’s

burden

[10][11]

. Dambisa Moyo, nhà kinh tế học từng làm việc tại Goldman

Sachs và tại World Bank, lên tiếng ủng hộ quan điểm của Easterly trong
cuốn sách gần đây của bà, Dead Aid

[12]

. Cả hai đều cho rằng viện trợ ít tác

dụng mà nhiều tác hại. Nó hạn chế người ta tìm kiếm giải pháp cho chính
mình, đồng thời dẫn đến nạn tham nhũng và trục lợi ở các cơ quan địa
phương, vô tình tạo ra hành lang tồn tại dai dẳng cho các tổ chức viện trợ.
Lối thoát khả thi cho những nước nghèo căn cứ trên ý tưởng đơn giản này:
Một khi thị trường tự do được và được kích thích hợp lý, người ta có thể tự
tìm ra cách giải quyết cho những vấn đề của mình. Họ không cần của bố thí
từ nước ngoài hay từ chính phủ của họ. Đứng ở phương diện này, những
người bi quan về vấn đề viện trợ thực ra lại khá lạc quan về cách mà thế giới
này vận hành. Theo Easterly, bẫy nghèo không tồn tại.

Chúng ta nên tin ai? Những người nói rằng viện trợ có thể giải quyết được
vấn đề đói nghèo? Hay những người cho rằng nó chỉ làm tình hình xấu
thêm? Về lý thuyết, cuộc tranh luận này không thể đi đến hồi kết: Chúng ta
cần bằng chứng. Nhưng không may là loại dữ liệu được sử dụng để trả lời
những câu hỏi lớn này lại không mấy tin cậy. Chẳng bao giờ thiếu những
giai thoại có tính thuyết phục, và sẽ luôn tìm được ít nhất một câu chuyện
hay ho để chứng minh cho một luận điểm bất kỳ. Chẳng hạn Rwanda nhận
được rất nhiều tiền viện trợ trong nhiều năm sau nạn diệt chủng, và đã trở
nên giàu có hơn. Hiện tại nền kinh tế nước này đang ngày càng phát triển.
Tổng thống Paul Kagame bắt đầu thực hiện cắt giảm các nguồn viện trợ.
Liệu có nên xem Rwanda là ví dụ cho ích lợi mà viện trợ có thể mang lại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.