HIỂU NGHÈO THOÁT NGHÈO - Trang 41

rơi vào: Thức ăn ông kiếm được thường không đủ để ông có sức bắt cá ở bờ
sông.

Khi có thêm tiền, người ta có thể mua thêm nhiều thức ăn. Một khi những
nhu cầu trao đổi chất cơ bản của cơ thể được đáp ứng, lượng thực phẩm phụ
trội sẽ chuyển hóa thành sức lực, giúp người ta sản xuất ra nhiều hơn lượng
thức ăn một người cần ăn chỉ để sống sót. Cơ chế sinh học đơn giản này
hình thành mối quan hệ hình chữ S giữ thu nhập ngày hôm nay và thu nhập
ngày mai, giống như Hình 1 trong chương trước đó: Những người nghèo đói
cùng cực kiếm được ít hơn mức cần thiết để làm được việc quan trọng, còn
những người đủ ăn thì có thể làm được những công việc đồng áng nặng
nhọc. Mối quan hệ này tạo ra bẫy nghèo: Người nghèo ngày càng nghèo,
còn người giàu lại càng thêm giàu, và thậm chí sống tốt hơn, mạnh khỏe hơn
và có thể giàu hơn nữa, và khoảng cách cứ thế rộng ra.

Mặc dù ông Pak Solhin giải thích hợp lý không chê vào đâu được về cách
một người có thể rơi vào tình trạng thiếu ăn nghiêm trọng, nhưng dường như
có điều gì đó chưa ổn trong lời kể của ông. Nơi chúng tôi gặp ông không
phải là Sudan bị nội chiến hoành hành, hay một khu vực ngập lụt ở
Bangladesh, mà là một ngôi làng thuộc khu vực Java giàu có. Ở đây rõ ràng
vẫn còn nhiều thực phẩm ngay cả khi giá thực phẩm tăng vào năm 2007-
2008, và một bữa ăn căn bản chẳng tốn kém là bao. Rõ ràng ông ở trong tình
trạng thiếu ăn nhưng vẫn đủ để tiếp tục tồn tại; vì sao không ai ngỏ lời giúp
ông có thêm thức ăn để đổi lấy một ngày công lao động? Nhìn chung, theo
lô gic, cũng có thể tồn tại bẫy nghèo do thiếu ăn, nhưng trong thực tế nó liên
quan như thế nào đến phần lớn người nghèo hiện nay?

THỰC SỰ CÓ HAY KHÔNG MỘT TỈ

NGƯỜI ĐÓI ĂN?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.