thực phẩm.
Điều đáng nói là mối tương quan này không khác mấy với
những người bần cùng nhất (kiếm được khoảng 50 xu mỗi ngày) và những
người có tiền nhất trong mẫu nghiên cứu (kiếm được khoảng ba đô la Mỹ
mỗi ngày). Trường hợp của bang Maharashtra khá điển hình cho tương quan
giữa thu nhập và chi tiêu thực phẩm trên thế giới: Kể cả với những người rất
nghèo khổ, tăng chi tiêu thực phẩm vẫn thấp hơn nhiều so với tăng tổng
ngân sách.
Đáng nói không kém là chi dùng cho thực phẩm không phải nhằm mục đích
tăng tối đa hàm lượng calo hay các chất dinh dưỡng vi lượng. Khi nhưng
người nghèo khổ cùng cực có thể chi tiêu nhiều hơn dù chỉ một chút cho
thực phẩm, họ vẫn không tập trung hoàn toàn vào mục tiêu tăng hàm lượng
calo. Thay vào đó, họ mua những thứ ngon lành hơn, tức là những calo đắt
tiền hơn. Đối với nhóm người nghèo nhất ở Maharashtra vào năm 1983, cứ
mỗi đồng rupi tăng thêm cho thực phẩm có được khi thu nhập tăng, thì
khoảng một nửa để mua thêm thực phẩm cơ bản, và một nửa đổ vào những
thực phẩm cung cấp calo đắt tiền hơn. Xét theo tỉ lệ calo trên rupi, thì đáng
mua nhất là hạt kê (jowar và bajra). Tuy vậy nó chỉ chiếm khoảng 2/3 tổng
chi tiêu dành cho ngũ cốc, 30% còn lại dành cho gạo và lúa mì, loại lương
thực trung bình đắt khoảng gấp đôi trên mỗi đơn vị calo. Thêm vào đó,
người nghèo cũng chi gần 5% tổng chi tiêu cho đường, loại thực phẩm vừa
đắt hơn ngũ cốc trên mỗi đơn vị calo, vừa làm giảm giá trị dinh dưỡng của
những thực phẩm khác.
Robert Jensen và Nolan Miller tìm thấy một ví dụ đặc biệt nổi bật minh họa
cho hiện tượng “nghiêng về chất lượng” trong tiêu dùng thực phẩm.
hai địa phương ở Trung Quốc, người ta lựa chọn ngẫu nhiên một số hộ
nghèo và trợ cấp giá các mặt hàng lương thực chủ yếu (mì lúa mạch ở khu
vực này, và gạo ở khu vực kia) với mức hỗ trợ cao. Phỏng đoán thông
thường là người ta sẽ mua nhiều hơn khi giá cả của mặt hàng nào đó giảm
xuống. Nhưng điều ngược lại đã xảy ra. Mặc dù giá các mặt hàng lương thực
chủ yếu rẻ hơn, nhưng các hộ gia đình được trợ cấp tiêu thụ những mặt hàng
này ít hơn và ăn nhiều tôm thịt hơn.