19
KHI BẠN MUỐN CHỨNG MINH
PHƯƠNG ÁN CỦA MÌNH TỐT NHẤT
L
ịch sử đã có nhiều câu chuyện lừng danh về những cơ hội đắt giá bị bỏ lỡ:
Nhiều hãng đĩa đã từ chối ban nhạc The Beatles, như hãng Decca với câu nói
“Ban nhạc The Beatles chẳng có tương lai gì trong ngành biểu diễn”.
Mười hai nhà xuất bản đã từ chối bản thảo Harry Potter dày 200 trang của J.K.
Rowling.
Disney đã từng một lần sa thải John Lasseter – giờ đây là Tổng giám đốc Sáng
tạo của họ.
Nhưng ta không nghe thấy nhiều lắm những câu chuyện như thế này. Tại sao? Vì ta
chỉ được nghe khi những gì bị từ chối bỗng trở nên thành công một cách ngoạn mục về
sau.
Do đó, người ta thường cảm thấy an toàn hơn khi từ chối thay vì đồng ý. Dù sao thì sự
lựa chọn nào dễ dẫn đến sai lầm hơn?
Đồng ý với một ý tưởng để rồi ý tưởng đó thất bại và ta hối tiếc mình đã đồng ý.
Từ chối một cơ hội để nó không bao giờ biến thành hiện thực, để rồi không ai có
thể đánh giá được ý tưởng đó có tệ đến mức bị từ chối hay không?
Ngẫm lại ta sẽ hiểu tại sao người ta thường từ chối. Họ cho rằng như thế sẽ đỡ nguy
hại hơn. Và tâm lý này khiến cho ta rất khó thuyết phục người khác đồng ý với mình.
Vì vậy, ta phải chứng minh họ sẽ có lợi khi đồng ý. Dù sao thì cũng sẽ dễ thuyết phục
người khác hơn nếu họ xem bạn là chuyên gia trong lĩnh vực mà họ không am tường.
Như vậy họ sẽ nghĩ rằng phương án tốt nhất là làm theo lời khuyên của bạn. Thực chất
họ sẽ để bạn quyết định thay cho họ. Sau đây là một vài cách để đi theo hướng đó.
Luận cứ Cách này hiệu Làm sao để tăng sức thuyết phục