Tiêu đề hoặc lời giới thiệu phải thu hút người đọc. Tiêu đề email phải khiến người ta
mở nó ra. Slide 1 phải làm cho người ta muốn xem Slide 2. Chủ đề cuộc họp phải
khiến mọi người muốn tham dự.
Đáng tiếc là hầu hết các tiêu đề đều chỉ miêu tả nội dung. Đây là trường hợp của John
– email đề cập câu chuyện về số liệu nên anh ta đặt tựa là “Số liệu”. Bạn cũng đã từng
thấy hàng ngàn tiêu đề theo dạng “Cập nhật”, “Linh tinh”, “Tổng quan quý 2”, “Quy
trình”… Và, dĩ nhiên, cả “Thông tin tham khảo” (“FYI”).
Những cái tiêu đề này thật quá chán, phải không nào?
Để tạo ra một tiêu đề gợi hứng thú, hãy áp dụng công thức mà tôi gọi là KẾT QUẢ:
giải thích KẾT QUẢ xem người ta có lợi thế nào khi nghe theo bạn (đây chính là lúc
bạn giải quyết câu hỏi “tại sao” mà tôi đề cập bên trên).
KẾT QUẢ là cách thuyết phục hiệu quả nhất. Đó là yếu tố mà mọi người luôn mong
muốn. Chẳng ai mua kem đánh răng vì họ muốn có kem đánh răng trong nhà cả, họ
muốn KẾT QUẢ là có hàm răng sạch sau khi dùng kem đánh răng. Chẳng ai muốn có
lược cả; người ta chỉ muốn đầu tóc gọn gàng. Chẳng ai muốn có tờ báo cả; người ta
muốn nắm tin tức. Và chẳng ai muốn nhận một email mang tên “Số liệu” cả.
Trong ví dụ của John, số liệu của những người nhận email có liên quan trực tiếp đến
mức lương thưởng của họ. Với ý này, anh ấy nên đặt tựa như sau:
“Nhớ hoàn tất để lãnh lương đầy đủ tháng này”.
Bạn có thể tưởng tượng được mọi người sẽ phản ứng nhanh nhẹn cỡ nào với email này
so với “Số liệu”!
Một lần nữa, bước này có thể áp dụng cho mọi hình thức giao tiếp chứ không chỉ
email:
Luôn luôn nêu KẾT QUẢ trong tiêu đề (như John đã làm), hoặc trong phụ đề –
“Excel Trung cấp: Làm thế nào để tiết kiệm một ngày làm việc mỗi tháng”.
Nếu được, tăng hiệu ứng bằng cách bổ sung thêm một câu giới thiệu bên trong –
“thư này sẽ giúp chúng ta đạt được [KẾT QUẢ]”.
Và, nếu bạn đang viết sách, đừng đặt tựa vẻn vẹn là Hiệu ứng Tuyết lăn! Tự nó
không nói lên điều gì cả. Nêu thêm phụ đề về KẾT QUẢ sẽ ấn tượng hơn nhiều: