HIỆU ỨNG TUYẾT LĂN - Trang 18

Khá rõ ràng, đúng không nào? Và dường như sẽ đạt hiệu quả.

Dĩ nhiên, bước HÀNH ĐỘNG này không chỉ áp dụng với email:

Khi màn hình slide thuyết trình cuối cùng của bạn hiện ra dòng chữ “Cám ơn”,
người xem sẽ đáp thầm trong bụng “Không có chi”. Tốt, nhưng đó không phải là
hiệu quả mà bạn muốn. Nhưng nếu slide hiện ra dòng chữ “Các bước tiếp theo”
thì hiệu quả sẽ cao hơn.
Khi bắt đầu cuộc họp, nếu bạn đưa ra chương trình nghị sự (agenda), mọi người
sẽ tập trung vào thảo luận chương trình này. Nhưng khi bạn đưa ra mục đích của
cuộc họp – HÀNH ĐỘNG – mọi người sẽ tập trung vào đó. Khi ấy, sẽ có nhiều
kết quả hơn trong thời gian ngắn hơn.
Khi soạn thảo tài liệu, hãy chèn thêm một khung “Các bước cần thực hiện” ở
ngay trang bìa, người đọc sẽ phản ứng nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Còn đây là một thủ thuật hiệu nghiệm về HÀNH ĐỘNG: trong trường hợp của John,
các nhân viên phải HÀNH ĐỘNG trước (gửi số liệu) thì John mới hành động được
(cập nhật hệ thống). Đôi khi, hành động của bạn không cần chờ người khác phải hành
động trước. Khi ấy, hãy chủ động ra tay trước. Nghiên cứu cho thấy khi bạn hành động
trước, người khác thường cảm thấy “mắc nợ” bạn nên sẽ phản ứng nhanh hơn.

Cho nên, khởi sự với yếu tố HÀNH ĐỘNG là cách hiệu quả. Nhưng có hai vấn đề cần
lưu tâm:

1. Nhân viên của anh ta chẳng thấy có lợi ích gì trong việc phải hành động. Nếu

không quan tâm thì họ sẽ không muốn làm; và

2. Email của John mang tiêu đề “Số liệu” – một tiêu đề tẻ nhạt đến mức có khi

người ta không thèm mở ra.

Bước 2 sẽ giải quyết cả hai vấn đề trên.

Bước 2: Đặt tiêu đề/ lời giới thiệu khơi gợi hứng thú (theo công thức KẾT QUẢ)

Mở đầu

Nội dung Kết thúc

Phương pháp 231 Thứ 2

(KẾT QUẢ)

Phần 1
(HÀNH ĐỘNG)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.