mức. Vì nhân viên luôn xem trọng những gì mà họ bị giám sát, nên quy trình chỉ nên
chú trọng vào hiệu quả. Ví dụ, những bài thuyết trình của nhân viên quá dài, quá nhàm
chán và không bao giờ đạt được kết quả như ý. Trong trường hợp này, các bước giám
sát của ta chỉ cần tập trung vào:
Bảng giám sát để hoàn thiện
Trước
Sau
Ta muốn người nghe làm gì sau bài
thuyết trình?
Họ có làm không?
Người nghe có hứng thú với nó không?
Điều gì lẽ ra có thể khiến họ hứng thú hơn
với nó?
Anh có hứng thú với nó không?
Điều gì lẽ ra có thể khiến anh hứng thú
hơn với nó?
Lần sau anh sẽ cải thiện bước nào?
Hoặc, nếu bạn đang giám sát xem nhân viên kinh doanh có tuân thủ từng bước của quy
trình bán hàng (1. Có tạo dựng quan hệ không?; 2. Có đặt câu hỏi mở hiệu quả
không?...), bạn nên đặt những câu hỏi như:
Bảng giám sát để tăng doanh số
Trước
Sau
Anh nghĩ lợi ích lớn nhất của khách hàng sau cuộc gặp là
gì?
Thực tế có như vậy
không?
Anh muốn khách hàng làm gì sau cuộc gặp?
Họ có làm không?
Lần sau anh sẽ cải thiện bước nào?
Cả hai ví dụ đều rất giống với những gì mà tôi đã áp dụng trong vô số các tình huống.
Các hành vi luôn luôn được cải thiện tốt hơn, vì họ chỉ còn chú trọng vào một vài (chứ
không phải nhiều) hiệu quả (chứ không phải các bước quy trình).
Bạn có nhận thấy rằng cả hai ví dụ đều kết thúc bằng câu:
“Lần sau anh sẽ cải thiện bước nào?”