Được chứ, nếu như…
Liệu bạn có thể tìm được một sở thích mới hay không?
Được chứ, nếu như…
Bạn đã thấy câu trả lời “được chứ” ở đây sáng giá như thế nào khi ta đang phân vân
không muốn từ chối (chương sau sẽ hướng dẫn cách từ chối khi ta thật lòng muốn từ
chối).
Về mặt ngôn ngữ ta chỉ thay đổi vài từ, nhưng nhìn từ góc độ khác, ta đã thay đổi mọi
thứ. Dù sao cũng thật khó khi phải thuyết phục người khác, nhưng việc khó ấy sẽ trở
nên không thể nếu trước tiên ta không tự thuyết phục được chính mình.
Còn giờ thì tôi có hai câu hỏi cuối dành cho bạn:
Bạn có thể trả lời “Được chứ, nếu như” bất kỳ lúc nào có thể?
Được chứ, nếu như…
Và liệu bạn có thể giúp những người đang phê phán sự thành công của bạn – nhân
viên, sếp, khách hàng, nhà cung cấp… – cũng suy nghĩ “được chứ, nếu như” hay
không?
Được chứ, nếu như…
Hiệu ứng tuyết lăn: Để ngăn cản người khác phản bác quá vội vàng
Khi phân vân trước một ý tưởng hay, hãy nghĩ “được chứ, nếu như” thay vì “không
thể, bởi vì”. Cách này sẽ giúp ta chấp thuận các ý tưởng thay vì vội vàng phản bác.