53
KHI BẠN MUỐN GIẢI TỎA MỐI LO
NGẠI CỦA NGƯỜI KHÁC VỀ KẾ
HOẠCH CỦA BẠN
T
uần trước tôi bị kẹt lại ở trạm an ninh sân bay vì một sự việc dễ thương chưa từng
thấy.
Một bé gái phía trước tôi – tôi đoán khoảng bốn, năm tuổi – đang khổ sở cùng cực vì
bị lấy đi chiếc ba-lô Công chúa Disney. Cô bé đang làm mình làm mẩy: khóc lóc, gào
thét…
Bố mẹ cô bé trấn an rằng chiếc túi đang được kiểm tra bằng máy quét và người ta sẽ
trả lại ngay. Nhưng cô bé không tin điều đó. Cuộc sống như chẳng còn ý nghĩa gì nữa
khi người ta lấy đi chiếc túi ấy.
Vài phút sau (tôi dám chắc đó là một khoảng thời gian dài đằng đẵng đối với cả gia
đình ấy), người bố đã buộc phải chộp lấy chiếc túi và quẳng nó vào dây chuyền an
ninh. Chừng 10 giây sau đó thì cô bé đã nhận lại chiếc túi.
Bạn thấy đó, đôi khi người ta lo ngại về những điều thật sự chẳng đáng. Khác với cô
bé kia, người ta không khóc lóc nhưng họ sẽ thốt ra những câu đại loại như “giá cao
quá”, “chúng tôi còn những mối ưu tiên khác”, “tôi không chắc anh có đủ kinh nghiệm
trong việc này”, “chúng ta không còn thời gian nữa”, “không đủ điều kiện”. Bạn có thể
nghĩ khác, nhưng nếu họ đã xem đó là một vấn đề thì đó là vấn đề.
Khi người khác lo ngại, bạn có ba phương án:
1. Họ nêu mối lo ngại. Hệt như cô bé với chiếc ba-lô, họ cũng sẽ thể hiện sự lo ngại
đó một cách tiêu cực. Hoặc vào một lúc không thích hợp. Dù họ thể hiện theo
cách nào thì bạn cũng ở vào thế bị động. Không hay ho gì.
2. Cả hai đều không nêu ra mối lo ngại. Đây là trường hợp tệ nhất. Hãy tưởng tượng
bạn đang bán một món và khách hàng cho rằng giá quá đắt – nếu họ không nói ra,