HIỆU ỨNG TUYẾT LĂN - Trang 80

Bạn có thấy lạ không? Tại sao bà X lại làm vậy? Ông Y sẽ nghĩ gì? Ông ta sẽ làm gì
với cuốn sách? Tại sao ông ta nghĩ rằng bà ta cho mình cuốn sách? Liệu ông ta có biết
ơn bà ta không? Có bị bối rối với bà ta không? Ông ta có đọc sách không?

Tình huống 2: Bà X gửi cho ông Y một email có dữ liệu đính kèm với tiêu đề “thông
tin tham khảo”.

Nếu không làm việc trong môi trường doanh nghiệp, bạn sẽ cho rằng Tình huống 2
này thật dị hợm. Nhưng thật ra nó chẳng khác gì Tình huống 1. Trong cả hai trường
hợp, một người này đã quẳng cho một người khác một thứ rồi bảo “Đọc đi”.

Khi bạn gửi đi những email “thông tin tham khảo”, bạn mong chờ người nhận sẽ làm
gì? Đọc? Lưu trữ? Tiếp thu? Hành động dựa theo đó? Hồi đáp quan điểm của họ? Bất
kỳ một hành động nào trong số này? Hoặc không làm gì cả? Có gì khác nhau không?
Họ có quan tâm không? Bạn có quan tâm không?

Hoặc, như tôi đã có lần đọc được đâu đó, khi gửi đi một nội dung theo kiểu “thông tin
tham khảo”, ta có thể ngụ ý rằng, “Anh không quan tâm đến thứ này đâu, nhưng tốt
hơn cả là tôi cứ gửi anh cho chắc ăn”.

THAY THẾ TIÊU ĐỀ “THÔNG TIN THAM KHẢO” BẰNG CÁCH NÓI KHÁC
ĐẦY THUYẾT PHỤC

Những câu thay thế tốt nhất sẽ hàm chứa:

1. Hoàn cảnh, để nắm được ngữ cảnh; và
2. Một hành động, để định hướng.

Vì vậy, ta có các cách nói khác sau đây:

“Dữ liệu đính kèm liên quan đến X mà ta thảo luận ngày hôm qua. Hãy xem qua và
cho tôi biết theo anh liệu nó có thể làm thay đổi tình hình không”.

“Tôi nhận được dữ liệu này từ Emma và nghĩ rằng nó có thể giúp chúng ta trong việc
X. Hãy xem phần 3. Chúng ta có nên thay đổi hướng tiếp cận không?”

“Trụ sở chính gửi phần đính kèm này cho tôi, liên quan đến X. Tôi hiện chưa có thời
gian đọc, nhưng nghĩ có lẽ anh quan tâm, vì lý do Y. Vui lòng đọc và phản hồi bất kỳ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.