Nó giống như một động vật ký sinh xảo quyệt, mò mẫm, bám vào bề mặt
tàn tạ của con mồi đã bị đẩy vào tình thế hiểm nghèo bằng những xúc tu có
vuốt sắc nhọn. Các đầu vuốt không ngừng mở rộng phạm vi kìm kẹp quái ác
của nó, trong khi phần lõi ghê sợ của ngực, đã bị đào bới, âm thầm ăn mòn
sự sống, có thể chỉ tiêu hóa được những gì mà ban đầu nó đã làm mục rữa.
Tiến trình rất thầm lặng; không có một thời điểm khởi đầu rõ ràng nào, và
chỉ kết thúc khi kẻ bóc lột đã ngốn sạch những tàn dư cuối cùng trong sức
sống của vật chủ.
Cho tới tận nửa sau thế kỉ XIX, ung thư đã được cho là thực hiện giết
chóc một cách lén lút. Sức mạnh ẩn giấu của nó núp dưới lốt bóng tối kín
bưng, người ta chỉ có cảm nhận được sự đau nhức đầu tiên của nó khi sự
thâm nhiễm chết người đã bóp nghẹt quá nhiều mô bình thường, khiến
không thể khôi phục lại hàng phòng thủ đã bị lấn át của vật chủ. Giống như
chứng hoại thư ác tính, tên thủ phạm ợ ra nhai lại sự sống mà nó đã âm thầm
nghiền nát.
Bây giờ thì chúng ta biết rõ hơn, bởi vì khi kẻ thù xưa cũ của chúng ta
được quan sát qua kính hiển vi hiện đại, chúng ta nhận ra một đặc tính khác.
Thực tế, khác xa một kẻ thù giấu mặt, ung thư vô cùng hung hăng với ác tâm
tràn ngập giết chóc. Căn bệnh theo đuổi một cuộc chinh phạt tàn khốc, xoay
vòng, không ngừng nghỉ, trong đó, nó không hề chú ý đến quy luật nào,
không tuân thủ mệnh lệnh nào, và đập tan mọi kháng cự trong cuộc tàn phá
giết người. Các tế bào của nó hành xử giống như các thành viên của một bầy
người mọi rợ, chạy điên cuồng, không có người cầm đầu và vô phương
hướng, chỉ có một mục đích duy nhất: cướp bóc tất cả mọi thứ trong tầm tay.
Đây là điều mà các nhà khoa học y tế ám chỉ khi họ sử dụng từ autonomy
Hình thức và tốc độ nhân lên của các tế bào hủy diệt xâm phạm tất cả các
luật lệ truyền thống bên trong sinh vật sống. Chất dinh dưỡng của những
sinh vật này nuôi dưỡng nó chỉ để bị tàn phá bởi sự tàn bạo ngày càng lan
rộng đã tách những tế bào mới ra đời ra khỏi chất nguyên sinh của chính nó.
Theo nghĩa này, ung thư không phải là một kẻ ăn bám. Galen đã nhầm khi
gọi nó là praeter naturam, “ở bên ngoài bản chất”. Những tế bào đầu tiên
của nó là đứa con hoang của những ông bố bà mẹ vô tư đã chối bỏ chúng