về bà vẫn còn ở đó. Ngồi và mỉm cười với chúng tôi. Bà hay gọi Lyndsey là
“Natalie” và đưa tay vuốt tóc em.
Khi bà qua đời, người con trai bà khuyến khích mẹ tôi đưa Lyndsey và tôi
đến dự đám tang. Ông ta viết: “Mẹ tôi có vẻ đặc biệt mến các cháu bên ông
bà.”
“Mẹ à, tên con bà cụ còn không biết nữa cơ mà,” Lyndsey than vãn trong
lúc mẹ tôi lo cài một hàng chi chit những nút trên lễ phục của Linda. Lại
một món quà không tiện dụng của bà ngoại Lynn, mẹ tôi thầm nghĩ.
“Nhưng ít ra bà ấy đã từng gọi em bằng một cái tên,” tôi bảo.
Đó là sau lễ phục sinh, một đợt nóng mùa Xuân đã ập đến trong tuần lễ ấy.
Tuyết mùa đông, trừ một số bướng bỉnh, đã thấm hết vào lòng đất; ở nghĩa
trang nhà thờ họ Utemeyer tuyết vẫn bám vào chân các mộ bia, trong khi
cạnh đấy mao lương hoa vàng đã bắt đầu nhú.
Nhà thờ họ Utemeyer cực kỳ kiểu cách. “Công giáo gốc (1),” bố tôi bảo
trong xe. Lyndsey và tôi thấy thật tức cười. Bố tôi không muốn tới, nhưng
mẹ tôi bụng chửa to quá không lái xe được. Những tháng cuối mang thai
em Buckley bà không thể ngồi lọt sau tay lái được. Mẹ thường khó ở nên
hai đứa tôi toàn lẩn đi nơi khác vì sợ bị sai khiến.
Nhưng nhờ mang thai nên bà thoát được một nghi lễ mà Lyndsey và tôi cứ
nói với nhau suốt mấy tuần, còn tôi một thời gian dài sau đó vẫn mơ thấy
mãi : nhìn mặt người quá cố. Tôi biết là bố mẹ tôi không muốn chúng tôi
thấy người chết, nhưng đến lúc mọi người đi ngang áo quan thì ông
Utemeyer lại thẳng chỗ chúng tôi. “Trong hai cháu thì cháu nào bà cụ vẫn
gọi là Natalie?” ông hỏi. Chúng tôi đăm đăm nhìn ông. Tôi chỉ Lyndsey.
“Chú muốn cháu đến chào bà lần cuối,” ông nói. Người ông toát mùi nước
hoa ngọt hơn loại mẹ tôi thỉnh thoảng xức, nó xộc vào mũi tôi, lại cảm thấy