bên và lời dạy khôn cho đám trẻ, tình yêu một chiều và nỗi hoài vọng người
xưa, trống bưu thiếp trống một mặt sẽ chẳng bao giờ có ai ký tên.
Khi tàu ngừng hoặc chạy chậm lại trong khoảng giữa đường số 30 và
Overbrook, tôi nghe được tiếng họ gọi tên và nói những câu như: “Cẩn thận
kẻo vỡ kính đấy.” “Nhớ trông nom bố cháu nhé.” “Ô, trông kìa, mặc áo đó
trong con bé lớn hẳn ra.” “Con sẽ luôn nghĩ tới mẹ.” “…Esmeralda, Sally,
Lupe, Kessha, Frank…”Bao nhiêu là tên. Rồi tàu tăng tốc dần, khi ấy tất cả
những câu nói trên từ thiên đàng vọng xuống, mà người trần không nghe
được, cứ vang dần lên; mức ồn đạt cao điểm lúc ở quãng giữa hai nhà ga,
khi ấy mức ồn của những nỗi nhớ mong của chúng tôi làm đinh tai nhức óc
khiến tôi mở choàng mắt ra.
Nhìn qua khung cửa sổ của con tàu đột nhiên im ắng hẳn, tôi thấy bên dưới
những người đàn bà đang phơi phóng hay rút quần áo xuống. Họ lom khom
bên giỏ đựng, vắt những tấm khăn trải giường màu trắng, vàng hay hồng
lên dây phơi. Tôi đếm quần áo lót của đàn ông, của bọn con trai và những
chiếc quần đùi của bé giá bằng vải bông mang màu kẹo với tôi rất thân
quen. Và loại âm thanh mà tôi nhớ và thấy thiếu vắng nhất – âm thanh của
cuộc sống – át mất tiếng gọi tên người liên miên không biết lúc nào dứt
kia.
Quần áo vừa giặt còn ướt: động tác chụp lấy, kéo lên, sức nặng của khăn
trải giường đơn và giường đôi còn ướt.Những âm thanh của đời sống gợi
lại trong tôi những âm thanh thời xa xưa hằn lại trong ký ức, lúc tôi nằm
dưới dây phơi quần áo ướt, nước nhỏ ròng ròng, tôi thè lưỡi hứng nước,
hoặc chạy luồn qua luồn lại, lấy đó là ụ đánh dấu ngăn đường để chơi trò
đuổi bắt với Lindsey. Thêm vào đó là kỷ niệm mẹ tôi đe nẹt chúng tôi
không được lấy tay dính đầy “bơ đậu phọng” túm vào mấy tấm khăn
giường mới giặt sạch, hay về vIệt kẹo chanh nhớp nháp mẹ vừa khám phá
dính trên áo sơ-mi của bố chúng tôi. Cứ thế, hình ảnh và mùi vị của đời
sống thực tại, của óc tưởng tượng và của kỷ niệm cứ lẫn lộn vào nhau trong