Một cô y tá, đi lại với ông trong suốt những năm mẹ tôi ra, gọi điện báo cho
ông khi thấy có tên Jack Salmon trong danh sách những bệnh nhân mới
nhập viện. Ông Len quyết định sẽ vào nhà thương thăm và cầm theo viên
đá. Trong thâm tâm ông thấy viên đá như một thứ bùa hộ mênh biết đâu có
tác dụng giúp bố tôi chóng bình phục.
Nhìn ông tôi không khỏi nghĩ tói những thùng chứa chất thải độc hại, càng
ngày càng nhiều, chất ở khu đất phía sau tiệm sửa mô-tô của anh Hal, nơi
cỏ rậm đầy hai bên đường ray xe lửa, che đậy việc những hang xưởng ở
quanh đó thỉnh thoảng đem vứt bậy bạ đoi ba thùng. Những chuyện đó
được ém nhẹm, những lô thùng đó bắt đầu rò rỉ. Trong những năm sau khi
mẹ tôi bỏ đi, tôi thấy ông Len đáng thương nhưng cũng đáng nể. Ông lần
theo những tang vật cụ thể để qua đó cố nắm bắt những điều không thể lĩnh
hội bằng lý trí được. Về mặt này tôi nhìn nhận, ông cũng giống như tôi.
Trước cửa nhà thương có một cô bé đứng bán những bó hoa thủy tiên nho
nhỏ, các cánh hoa màu xanh được bó lại, thắt nơ màu tím hoa oải hương.
Tôi nhìn mẹ tôi lúc bà hỏi mua toàn bộ lô hoa của cô.
Cô y tá Eliot đã thấy mẹ tôi tôi tám năm về trước, nay vẫn nhận ra khi bà
ôm mớ hoa từ đầu kia của hành lang lại, sốt sắng đòi phụ một tay. Cô lấy
thêm vài lọ hoa để trong phòng chứa dụng cụ rồi cùng mẹ tôi đổ nước, cắm
hoa trưng bày khắp phòng trong lúc bố tôi còn thiếp ngủ. Cô Eliot thầm
nghĩ nếu đem sự mất mát thất bại ra để đo đạc nhan sắc của người đàn bà
thì xem ra sau khi mất mát mẹ tôi trong lại còn kiều diễm hơn xưa.
Lindsey, Samuel và bà ngoại Lynn đã đưa Buckley về nhà từ lúc trời mới
sập tối. Mẹ tôi thấy lòng mình chưa sẵn sàng để nhìn lại ngôi nhà. Bà để hết
tâm trí vào bố tôi. Mọi chuyện khác tính sau, từ ngôi nhà cũng âm thầm
trách bà quay đi, đến cậu con trai và cô con gái. Bà cần ăn gì đó lót dạ, cần
thời gian để suy ngẫm. Thay vì vào quầy ăn tự phục vụ của nhà thương - ở
đó đèn đóm sang trưng buộc bà cứ phải liên tưởng đến cố gắng của nhà