thương nhằm giữ cho người ta tỉnh táo để đón nhận những tin xấu khác nữa
– cà phê nhạt thếch, ghế cứng ngồi ê lưng, thang máy tầng nào cũng ngừng
– bà rời tòa nhà ra cổng bước lên lối đi thoải mái.
Trời đã tối và trên bãi đậu xe, nơi nửa khuya hôm đó bà lái xe đến trong
chiếc áo ngủ phong phanh, chỉ còn đậu đây đó dăm ba chiếc. Bà túm hai
vạt chiếc áo len bà ngoại đưa cho kéo sát vào người.
Bà băng ngang qua bãi đậu xe, nhìn vào những chiếc xe tối om kia tìm
những dấu hiệu để phỏng đoán về những người đang trong nhà thương.
Trong một chiếc xe nọ băng nhạc nằm bừa bộn trên ghế cạnh người lái,
trong một chiếc xe khác bà thấy thấp thoáng một chiếc ghế nịt cho trẻ em
trông kềnh càng. Tìm xem có những thứ gì trong mấy chiếc xe này tự nhiên
trở thành một trò chơi cho bà. Một cách để bà không cảm thấy cô đơn và xa
lạ, như thể bà là đứa bé chơi trò dò xét lục lọi nhà các bạn bè của bố mẹ.
Điệp viên Abigail báo cáo ban chỉ huy: tôi thấy một con chó bông lông xù,
tôi thấy một quả bóng, tôi thấy một người đàn bà! Bà ta đấy, một người lạ
đang ngồi sau tay lái. Bà ta không biết mẹ tôi đang nhìn mình. Thấy mặt bà
ta rồi, mẹ tôi liền chăm chú quay nhìn những ngọn đèn sang trưng trong
quá ăn cũ kỹ nọ, mục tiêu của bà ta. Bà không cần quay nhìn cũng biết
người đàn bà kia đang làm gì. Bà ấy đang chuẩn bị để sẵn sàng đi vào trong
đó. Bà biết nét mặt đó nói lên điều gì. Đó là nét mặt của kẻ không mong gì
hơn là được sống ở bất cứ nơi đâu miễn không phải nơi mình đang sống.
Bà đứng trên vạt cỏ giữa bệnh viện và lối riêng vào phòng cấp cứu, thấy
thèm một điếu thuốc. Sáng nay bà không kịp đặt câu hỏi nào. Jack bị nhồi
máu cơ tim, bà phải về nhà ngay. Nhưng bây giờ, đứng ở đây bà không biết
mình nên làm gì nữa. Bà sẽ còn phải chờ ở đây bao lâu, sẽ còn xảy ra
những chuyện gì trước khi bà ra đi lần nữa? Bà nghe phía sau, trên bãi xe,
tiến mở rồi đóng cửa xe – người đàn bà kia đi vào trong bệnh viện.