Tướng Jodl tiến tới.
Hitler lặp lại những điều ông vừa nói với Keitel và thêm :
- Ông sẽ theo Thống chế Keitel đến Berchtesgaden.
- Nhưng, Jodl nói, Fuhrer không thể chỉ huy gì được ở Bá-linh. Fuhrer
không thể chỉ huy mà không có Bộ tham mưu.
- Thống chế Goering sẽ chỉ huy thay tôi.
Cuộc thảo luận kéo dài ba giờ. Cả trăm lần các Tướng lãnh nhắc lại
cùng luận điệu đó. Nếu họ biết được Fuhrer muốn giữ Bá-linh họ đã chuẩn
bị những kế hoạch bố phòng. Nhưng đã quá muộn, không thể thay đổi kế
hoạch được nữa. Đạo quân Wenck đợi lệnh tấn công và có lẽ Đức đã có cơ
thắng một trận nữa. Bảo vệ Bá-linh chính là bỏ lỡ cơ hội giải cứu cuối cùng.
Giữ Bá-linh là đành cam chịu chết.
Hitler không biện bác. Ông không ngắt lời ai. Ông không đùng đùng
nổi giận. Nhưng thỉnh thoảng ông chỉ nhắc lại bằng một giọng không rõ :
- Tôi đã nhứt định dứt khoát rồi. Tôi đã nhứt định dứt khoát rồi. Tôi sẽ
không đổi ý.
Và người ta hiểu. Cho tới cùng, và một cách phi lý, ông đã tin tưởng
rằng sẽ còn chiến thắng. Keitel xác nhận : "Ông giữ lòng tin vì ông nghĩ
rằng ông sẽ cứu nước Đức bằng một hành động xuất thần cửa thiên tài ông".
Bỗng chốc ông nhận ra là mọi sự đã mất cả và ông cũng hết đời. Nhũng trù
hoạch chiến lược đã bất lực trước sức nặng của vu trụ. Thời gian và không
gian không đủ đế hoàn tất vũ khí bí mật
: Các cuộc không kích đã làm đảo
lộn công việc chế tạo bom Uranium. Chỉ còn một việc phải làm là cáo
chung. Nhưng nhà đại bi kịch sĩ muốn một cái chết trong khung cảnh đại
thể, và Berchtesgaden không phải là một cảnh để mà chết.
Lúc ấy là 8 giờ tối. Chỉ còn lại ở Đức một điều duy nhứt, không thắng
được, đó là sự ngoan cố của Hitler. Keitel cúi đầu khâm phục, ông nói :