mạnh của ông cũng cùng bản chất với sức mạnh của định kiến nơi một kẻ
cuồng si, và sức mạnh của sự ám ảnh được giải cứu nơi các tù nhân.
Cái đam mê đen tối và dầy vò này đã làm ông xa cách mọi người. Nó
cô lập, giam hãm ông không một khe hở. Cũng có thể ông tỏ vẻ nhã nhặn,
tươi cười, nhưng giữa ông và những kẻ tới gần ông 20 lần một ngày, là
những hàng rào ngăn cách của công vụ và đẳng cấp không bao giờ bị phá
đổ. Thống chế Lannes, cho tới chết, đã mày tao với Napoléon ; nhưng không
ai mày tao Adolt Hitler bao giờ.
Jodl đã nói : "Ông ấy biết về tôi, biết rằng tôi tên là Jodl, và tôi là một
tướng lãnh, và có lẽ vì cái tên của tôi, nên cũng biết tôi là người xứ
Bavière...".
Không có gì giảm bớt sự khắc khổ của môi trường của ông và những ai
phục vụ ông hầu như đã phải vĩnh biệt cuộc sống ngoài đời.
Jodl còn nói : "Tổng hành dinh của Fuhrer là một sự dung hòa giữa một
tu viện và một trại tập trung. Chung quanh chúng tôi không có hàng rào dây
kẽm gai, nhưng muốn vào hay ra phải có thẻ đặc biệt mà trong số các sĩ
quan của tôi, chỉ có một mình tướng Wartimont, là phụ tá của tôi được cấp.
Không một tiếng động nào ở thế giới bên ngoài lọt tới chỗ chúng tôi".
Chung quanh Hitler, người ta không cười, không giỡn, không hút thuốc
cũng không ca hát. Cuộc sống chính là phục vụ và lo âu.
"Tôi đã làm hết cách đi khỏi đó. Keitel bảo vậy. Đã cả chục lần tôi xin
Thống chế Goering kiếm cho tôi một chỗ ngoài tiền tuyến. Lúc ấy tôi cũng
làm một Thống chế, mà tôi đành cam với một sư đoàn mà không được".
Jodl cũng nói y như vậy.
"Tôi đã lập cách để được đổi sang Phần Lan, trong đoàn quân miền núi
Alpes. Nhưng Fuhrer không thích những khuôn mặt mới".
Đúng vậy. Từ đầu tới cuối câu chuyện tiếp sau đây, lúc nào người ta
cũng sẽ thấy những cái tên tùy viên ấy : Schmundt, Hoszbach, Belov. Không