và quá xa vời rồi! Hai mươi tám đường hầm đã được đào gần xong. Trong
mỗi đường, hai trăm nô lệ luân phiên đào ngày đêm, đào mãi, và các thợ
điện nhờ đó mới thấy hạnh phúc của mình. Họ cũng đến đường hầm nhưng
được bọn nhân viên dân sự kính nể và ngay cả bọn SS cũng không nói gì
họ, uy thế của kỹ thuật. Họ làm công việc của mình, kéo dây chỗ nầy, nối
chỗ họ và thường trở về kho lấy thêm vật liệu. Vẫn có tập họp buổi tối sau
một ngày làm việc, vẫn có chờ đợi ở sân ga, điểm danh, lúc trở về trại trong
đó tình cờ người ta nhận các cú đá vào bụng, vẫn là phần súp gầy mòn, và
đánh nhau vì đệm rơm, vì thiếu chỗ nên nhiều người phải ngủ đất; tuy
nhiên, tất cả những thứ đó không ăn thua gì khi người ta không bị mệt nhoài
vì công việc. quân Đồng Minh vẫn tiến dều và phi cơ Đồng Minh trút bom
hàng ngày đập tắt hàng ngàn giọng la Heil Hitler! Vậy thì phải giữ hy vọng
cho đến hết mùa hè.
Các tù nhân rất bằng lòng với kết luận đó, không những chỉ có các bạn
cùng biệt đội được ưu tiên cho biết tin rút từ báo ra, mà cả những người
khác cũng vậy. Lẫn lộn với đủ mọi loại sắc dân, ở đấy, giữa những người
nguyên quán tỉnh lẻ ở khắp nơi, tình cờ có một thầy thư ký kế toán tại
Châteauroux, một người chăn cừu ở Landes, và một người chủ tiệm ăn ở
Firminy. Khi trở về khối của họ, mỗi người lại chuyền tai nguồn tin đúng
cho bạn bè cùng giường hoặc cùng xứ làm việc ở các công trường khác.
Tổng quát có 3500 tù Pháp, phần đông kiệt sức nhưng cảm thấy còn có thể
chịu đựng được qua từ hai đến ba tháng nữa. Từ khi có cuộc đổ bộ, không
thư từ bưu kiện nào được gởi đến, nhưng mặc kệ, tất cả đều sẵn sàng hy
sinh, miễn là quân Đồng Minh tiến mãi. Mọi người đều đồng ý điểm nầy
vào tháng 7 năm 1944 đó, và ngay cả với các tù nhân có quốc tịch khác, sự
bất mãn cũng giảm dần. Trong khi chờ đợi ngày đẹp trời đó, tôi khám phá
thấy trong biệt đội nhiều chàng trai trẻ đến từ khắp bốn phương trời. Paco,
chuyên viên vô tuyến của Hàng không Pháp, tìm thấy ba người bạn thân
thoát khỏi bị tử hình, từ nay họ không rời nhau nửa bước và được mọi
người gọi họ là nhóm “Ba người ngự lâm pháo thủ”. Tony và Tozo, hai tù
nhân gốc Hy Lạp, 20 tuổi, không bao giờ rời nhau từ khi thôi học ở trường