21
Ở K… địa phương đầu tiên có một trung tâm hồi hương, một xã hội trật
tự, với các cuộc kiểm soát và các qui tắc, luật lệ, lại chờ đón chúng tôi,
khốn thay, đó lại là điều cần thiết. Thành phố là cả một mớ hỗn độn thật sự
gồm đủ mọi loại quốc tịch và những cách phục sức kỳ cục nhất cũng không
làm ai ngạc nhiên. Làm sao có thể phân biệt trong đám người ấy, người
cộng tác với kẻ phá hoại, người tình nguyện với kẻ bị trưng tập, một dân
quân với, một tù binh chiến tranh và người kháng chiến với tên do thám?
Tất cả đều với lòng ái quốc chói lọi, và kiêu hãnh trưng ra các mầu sắc quốc
gia, và rõ ràng là muốn lợi dụng màu sắc ấy để xâu xé ông chủ cũ. Đó là giờ
của sự hài tội, thật khó coi, vì những người vô tội trong những thời kỳ ấy
thường cung cấp nhiều nạn nhân hơn kẻ có tội thật sự. Một vài ví dụ diễn ra
dưới mắt chúng tôi đủ để chúng tôi tin điều đó là đúng.
Một viên thượng sĩ thuộc một đại đội vận chuyển Pháp đi theo sư đoàn
quân Mỹ và đảm trách nhiệm vụ giữ trật tự, một đêm đã mời chúng tôi đến
ăn tối tại chiếc xe làm nơi tạm trú của ông ta. Phần ông ta thì rất dễ thương,
nhất là ngày nào ông cũng thết một bữa tiệc như thế nầy. Tuy nhiên khi thấy
ông hành sự, ông ta nhắc nhở cho chúng tôi các phương pháp thật kỳ dị. Để
kiếm thêm một ít thực phẩm phụ trội, ông ta chỉ độc dùng có mỗi một cách:
đe dọa bằng khẩu súng lục, và khi đại đội của ông phải di tản dân chúng
trong một ngôi làng, ông ta luôn luôn ra lệnh cho nổ sập căn nhà mà ông
tạm trú. Chính ông đã nói với tôi rằng ông chẳng có đau khổ gì vì chiến
tranh mà cũng chẳng vì người Đức, nhưng lý do duy nhất khiến ông ta đăng
vào đơn vị nầy là, ông nói, đã “chọc tức bọn Đức chơi, và để nhớ lại thời kỳ
vàng son của quân đội lê dương”. Trong số người Đức bị trưng tập để làm
việc khổ dịch hoặc làm việc cho đại đội, các quân nhân ưa chọn các người
trai trẻ để bắt làm bọn hầu cận và một cựu lê dương còn dùng họ vào việc
khác nữa. Còn những người lớn tu sĩ, toàn là công nhân và viện chức tầm
thường, họ thường tự hỏi có phải chỉ mình họ là phải trả nợ cho các hậu quả