Nhiều người ủng hộ ông ta; thế rồi mọi người nhất tề phản đối:
- Đúng, đúng, bây giờ thì khá rồi, đừng sinh chuyện nữa!
A! vấn đề “đừng sinh chuyện” nầy là cả một chương trình, một chính
sách đã trở về với trí nhớ. Trong lúc đó, chúng tôi vượt qua biên giới rồi,
Ramelin vẫn tiếp tực và đã đục thủng đây đó. Một chút cố gắng nữa và cả
một miếng ván bật tung, đúng lúc đó, nhiều tiếng súng nổ vang dội và qua
lỗ thông hơi, chúng tôi thấy ánh đèn pha dường như được đặt ở toa cuối.
Con tàu chậm lại và ngừng hẳn.
Chuyện gì đã xảy ra? có chuyện gì vậy?
Tất cả mọi người thức dậy, lo lắng tự hỏi. Cổ họng thắt lại, chúng tôi
nghe nhiều tiếng Đức la hét, cửa một toa được mở ra rồi đóng lại cuối cùng
cửa toa chúng tôi mở tang và đi đầu cả một nhóm lính gát, tên biết nói tiếng
Pháp ra lệnh chúng tôi dồn lại để y đếm.
Từ trên sân ga, ra vẻ đe dọa bằng các báng súng lục, những tên khác hét
lên như chó điên. Mặc dù tình trạng lúc đó có vẻ bi đát, hình ảnh của một
cuộc tấn công đoàn tầu bởi một bộ lạc da đỏ thoáng hiện trong trí tôi.
Viên chỉ huy đoàn công-voa trèo lên đứng gần cửa và bắt đầu đếm:
- 5, 10, 15, 60, 90, 100, “Stimmi!” (Được rồi! ), - y nói với vẻ diễu cợt. -
Và bây giờ lột giày ra, mau lên! mau lên! Phải lột bỏ hết giày và ném xuống
sân ga.
Chúng tôi độ mười người không chịu cởi giày, có lẽ vì đã phần nào hiểu
chúng, bọn Đức. Chúng rống lên, đe dọa và thử tạo một tình trạng khiếp
đảm mà chúng sẽ lợi dụng ngay, Khi quan sát chúng trong những lúc đó,
người ta có cảm tưởng rõ rệt đối diện với đám người man rợ Trung Phi,
nhưng là đám người man rợ da trắng mắt xanh.
- Chấm dứt cởi giày, bây giờ cởi đồng hồ ra! Những ai có đồng hồ, bước
tới!
Một rừng tay đưa lên mời đón và tên hạ sĩ quan bắt đầu gặt hái. Đó là
mối lợi của tình trạng khiếp đảm và sợ hãi đang ngự trị trong toa xe. Nhưng
biết làm sao được? Một chiếc đồng hồ không đáng kể gì khi người ta biết là