HITLER VÀ NHỮNG SỨ MẠNG BÍ MẬT CỦA SKORZENY - Trang 106

Vào đầu mùa đông năm 1944, tôi lại có cơ hội, nếu không phải là để phụ
trách khai thác khả năng của V1 thì ít ra cũng là để bàn luận đến nó. Được
gọi đến bản doanh của Himmler để minh xác một vài chi tiết liên quan đến
vai trò của tôi trong cuộc phản công tại vùng Ardennes, và do lời yêu cầu
của ông ta, tôi cũng đã trình bày tình trạng nghiên cứu khoa học của các
chuyên gia kỹ thuật thuộc Không và Hải quân trong việc phát triển các vũ
khí bí mật. Khi tôi trình bày rằng hiện người ta đang nghiên cứu khả năng
phóng một hỏa tiễn V1 từ một tiềm thủy đỉnh, Himmler đứng bật ngay dậy,
tiến về phía một bản đồ thế giới vĩ đại đặt gần bàn giấy và ngắm nghía thật
lâu.
- Vậy thì ta có thể tiên liệu một cuộc oanh kích vào New York bằng V1? -
Ông hỏi.
- Chắc chắn như vậy, ít ra là về lý thuyết. Nếu các kỹ sư có thể chế tạo một
giàn phòng ráp nối dễ dàng và mau lẹ trên sân một tiềm thủy đỉnh lớn, loại
tiếp liệu…
Himmler, luôn luôn là người có các quyết định đột ngột, ngắt lời tôi:
- Tôi sẽ nói ngay việc này với Fuhrer và Thủy sư Đô Đốc Doenitz. Trong
một tương lai gần, New York phải bị V1 của ta oanh kích. Phần anh,
Skorzeny, tôi yêu cầu anh tích cực đẩy mạnh hoạt động của các cơ sở kỹ
thuật để cho sự phối hợp V1 và tiềm thủy đỉnh được hoàn tất sớm chừng
nào tốt chừng đó.
Thành thật mà nói, tôi không bao giờ chờ đợi một niềm phấn khởi tức thời
như vậy, vì nhiều lý do, tôi tính rằng ông Reichsfuhrer SS đã có một quan
niệm sai lầm về vấn đề này. Mặt khác, tôi tò mò muốn biết quan niệm của
hai người khác có mặt trong cuộc tiếp xúc – Bộ trưởng Kaltenbrunner và vị
chỉ huy cũ của tôi, Schellenberg, nay đã trở thành người lãnh đạo tất cả các
cơ sở an ninh tình báo của Đức, từ khi Canaris bị thất sủng. Thế nhưng ông
thứ nhứt giữ hoàn toàn im lặng, ông thứ hai chỉ gật gật đầu tán đồng, không
những lúc Himmler nhìn ông mà cả khi ông Reichsfuhrer SS quay lưng lại.
Tôi biết rằng ông ta luôn luôn lo âu tránh né một sự phát biểu quan điểm rõ
rệt trước khi được biết rõ lập trường của cấp chỉ huy. Ông ta gọi thái độ
thiếu can đảm này là “sự tế nhị ngoại giao”. Trong thực tế, bằng cách hành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.