không tin vào những chuyện mà tôi cho là những tin đồn đại vô căn cứ. Các
vị chỉ huy quân sự của chúng tôi lúc này còn có nhiều việc phải làm hơn là
đi thông mưu đảo chánh.
Schellenberg, nay đã trở thành chỉ huy trưởng Lữ đoàn SS, tiếp tôi và thông
báo cho tôi biết vài chi tiết. Theo ông, trung tâm lãnh đạo cuộc đảo chánh
hình như đặt tại Bendlerstrasse nghĩa là trụ sở văn phòng Tư lệnh Quân đội
Nội địa.
Schellenberg mặt mày tái mét và có vẻ lo sợ thấy rõ. Trên bàn
giấy tôi thấy một khẩu súng lục đặt trong tầm tay ông ta.
- Tình hình rất rối rắm và cực kỳ nguy hiểm, - ông giải thích. - Dầu sao,
nếu họ đến được đây, tôi sẽ tự vệ. Tôi đã phân phối vũ khí cho thuộc viên
rồi. Anh có thể gọi thật nhanh một đại đội của anh đến bảo vệ cơ sở được
không?
Trong cơn kích động, tôi quên mất cả việc gọi cho đơn vị. May thay, liên
lạc điện thoại vẫn còn hoàn toàn tốt. Tôi nói chuyện với Friedenthal được
ngay và cho gọi Đại úy Foelkersam.
- Đặt tiểu đoàn trong tình trạng báo động ngay lập tức. Đại úy Fuc.ker nắm
quyền chỉ huy và chờ các mệnh lệnh do chính tôi ban hành. Đưa ngay một
Đại đội đến trụ sở SS trung ương, tôi đang ở đó. Chính anh và Chuẩn úy
Ostafel tạm thời là tùy viên của tôi, lên xe ngay và chạy hết tốc lực đến đây
trước.
Tôi gác máy và lại quay về phía Schellenberg:
- Theo ý tôi, ông nên giải giới các viên chức ở đây: Tôi cảm thấy sợ khi
thấy các đấng thư lại của ông khoa chân múa tay với súng lục vừa được
phát. Lúc mới đến tôi đã khó chịu với một chú thư ký rồi. Tôi đã cho nhốt
hắn trong hầm, như vậy hắn hết đường gây rắc rối với món đồ chơi nguy
hiểm. Dầu sao, nếu vạn nhất “họ” đến đây trước Đại đội của tôi, tốt hơn hết
là ông nên thoát thân, bởi vì ông đâu có thể bắt họ tuân phục được bằng
khẩu súng lục này?
Tôi để ông ta ở lại với các tư tưởng hắc ám, và bước ra đường. Tôi nóng
nảy chờ Von Foelkersam và Ostafel, nữa giờ sau, họ xuất hiện giữa đám bụi
mù mịt. Chắc họ phải chạy như bị ma đuổi. Vì vẫn chưa nhận được lệnh lạc
gì cả, tôi quyết định đi một vòng xem chuyện gì đã xảy ra ở Bá-linh.